Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách: “ASF Dịch tả heo châu Phi: Sống sót và tái đàn thành công – Vệ sinh khử trùng thực hành” do PGS.TS. BSTY Đỗ Tiến Duy và TS Trần Lê Lựu biên soạn.
Chủ biên của cuốn sách là PGS.TS. BSTY Đỗ Tiến Duy – Giảng viên (Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng, Khoa Chăn nuôi và Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh), chuyên nghiên cứu Bệnh lý truyền nhiễm thú y và các bệnh mới nổi trên heo. Còn TS Trần Lê Lựu là Giảng viên (Bộ môn Công nghệ, tái sử dụng và quản lý nước Khoa Công nghệ, Trường Đại học Việt Đức), chuyên nghiên cứu về các công nghệ xử lý chất thải trong môi trường.
Bìa cuốn sách “ASF Dịch tả heo châu Phi: Sống sót và tái đàn thành công – Vệ sinh khử trùng thực hành”
Theo đó, 100 năm trước, vào năm 1921, bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF), được ghi nhận ở châu Phi. Thế giới hình dung bệnh này thuộc về châu Phi, nhưng sau ba lần thoát khỏi “lục địa đen” này, bệnh không còn là mối quan tâm riêng nữa mà là vấn đề toàn cầu cho ngành chăn nuôi heo.
Cho đến trước năm 2018 ở Trung Quốc và năm 2019 ở Việt Nam, thì người chăn nuôi chỉ nghe thoáng qua một loại bệnh Dịch tả còn nguy hiểm hơn cả dịch tả heo cổ điển hiện đại, nhưng thực chất không hề có khái niệm về nó; ngay cả khi việc nhận diện bệnh này qua các hoạt động xuất nhập khẩu động vật, phòng chống dịch và sự an toàn trong kinh doanh sản phẩm động vật ít được nhắc đến.
Giờ đây, sau hơn 1 năm Dịch tả heo châu Phi xảy ra ở Việt Nam, chắc chắn không cần nói thêm thì tất cả cũng đã thấm thía và trải nghiệm sự “kinh hoàng” về thiệt hại của nó trong hoạt động sản xuất thịt heo nói riêng và trong các hoạt động kinh tế xã hội nói chung như cơ cấu hoạt động nông nghiệp, an sinh xã hội, thức ăn chăn nuôi, thú y, công ăn việc làm, vận tải, giáo dục, khoa học…
Theo PGS.TS Đỗ Tiến Duy – chủ biên cuốn sách, xuất thân từ gia đình có truyền thống chăn nuôi nhiều năm, nên rất thấu hiểu sự thiệt hại mang lại từ bệnh cũng như tâm lý hoang mang của người chăn nuôi khi đứng giữa ngã ba đường rằng, có thể tiếp tục nghề chăn nuôi không sau khi đã trải qua từ mất mát quá lớn của dịch bệnh “bỏ thì thương mà vương thì tội“. Sau hơn 8 năm tham gia “nghề chăn nuôi thú y nghiệp dư” và 15 năm theo nghề chuyên nghiệp “học, nghiên cứu, tư vấn chăn nuôi thú y và đặc biệt may mắn được học tập và làm việc với nhiều chuyên gia chăn nuôi và thú y heo trong và ngoài nước” , tác giả quyết định viết cuốn sách nhỏ này nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin trung thực, cập nhật mới và thể hiện nhiều đúc kết kinh nghiệm.
“ASF: Làm sao sống sót và tái đàn thành công”, là sự tích hợp nhiều kinh nghiệm thực tiễn, cũng như nhận được các chia sẻ kinh nghiệm quý báu của nhiều chuyên gia trong ngành; do đó, khá nhiều thông tin – kiến thức ở sách này không có trong sách vở hay tài liệu liên quan trước đây” – PGS TS Đỗ Tiến Duy cho biết thêm.
Năm 2020, là một năm đặc biệt với cả Thế giới, do gánh chịu thiệt hại lớn “Đại dịch Viêm phổi cấp lây lan nhanh – Covid 19”, làm cho gần như các hoạt động của con người bị ngưng trệ và chậm lại. Tuy nhiên, ở mặt tích cực, thì nhờ đó tác giả có thời gian để đẩy nhanh hoàn thành cuốn sách này. Mặc dù, xuất bản sách không còn sớm nhưng rất hi vọng không quá trễ nhằm giúp người chăn nuôi có một nhìn nhận thấu hiểu và chọn lựa hướng chăn nuôi sao cho an toàn.
Cũng theo PGS. TS Đỗ Tiến Duy, cuốn sách được xuất bản do sự sự đóng góp thông tin to lớn của: các giáo sư và chuyên gia thực hành bệnh heo từ các nước như Tây Ban Nha, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam (nhóm Toan’s Group) qua các bài trình bày và thảo luận chuyên đề; sự tận tụy từ nhiều em sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trong nhóm đề tài về heo (Swine Research Team); sự chia sẻ giá trị thực tiễn từ nhiều Chuyên gia kỹ thuật của các doanh nghiệp trong nước, Chủ trại chăn nuôi heo; quan trọng hơn nữa, là các anh chị em công nhân trực tiếp “sống với dịch ASF” và yêu quý nghề nghiệp này; sự cung cấp thông tin sản phẩm chuyên dụng và đồng hành phát hành sách quý báu từ một số doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước.
Nội dung của sách gồm 5 chương; trong đó, chương 1: ASF – cần hiểu đúng hơn về bệnh, chương 2: Lâm sàng và các con đường truyền lây chính từ bên ngoài và bên trong trại, chương 3: Vệ sinh khử trùng thực hành phòng bệnh ASF, chương 4: Khi trại chưa bệnh, làm sao để sống sót ?, và chương 5: Tái đàn và chăn nuôi sau dịch bệnh.
Nội dung ở 5 chương sách trình này theo hướng ngắn gọn, xúc tích và tập trung giải quyết vấn đề liên quan ASF. Các phần đọc thêm kèm theo giúp trả lời các câu hỏi liên quan được nhiều người chăn nuôi thắc mắc nhất về ASF hiện nay. Ngoài ra, nhằm tạo sự dễ chịu cho người đọc và tạo cơ hội nhìn lại các giồng heo ở nước ta, sách kèm theo các hình ảnh màu đẹp và tươi tắn các giống heo tham khảo từ internet. Thông tin sách được thể hiện trên giấy chất lượng cao kèm theo màu sắc rõ nét về bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh nhằm giúp chú thích rõ ràng để người đọc dễ hiểu và ứng dụng.
Chương 1: ASF – cần hiểu đúng hơn về bệnh
Cung cấp thông tin sát hơn và đúng hơn về virus ASF và các đặc điểm liên quan mà chỉ khi dịch bệnh này xâm vào đàn heo nước ta thì chúng ta mới thực sự hiểu về nó. Cơ sở đặc điểm mầm bệnh và sự lây nhiễm đặc thù sẽ là cơ sở cho người chăn nuôi có một hướng đi chắc chắn trong an toàn sinh chăn nuôi
Chương 2: Lâm sàng và các con đường truyền lây chính từ bên ngoài và bên trong trại
Tóm lược dấu hiệu lâm sàng ở khía cạnh phân tích so sánh giữa lý thuyết và thực tế ở các trại, kèm theo các hình ảnh. Hiểu hơn về thời gian phát triển dấu hiệu lâm sàng và cách nhận biết nhanh chóng làm cơ sở cho việc phát hiện, xử lý và giảm thiệt hại.
Cung cấp thông tin sát hơn và thực tế hơn nhất là trong hệ sinh thái chăn nuôi ở nước ta có sự tương tác qua lại giữa con người, môi trường và chăn nuôi. Các con đường lây lan chính từ bên ngoài và bên trong trại được vạch rõ và phân hạng cao thấp làm cơ sở cho sự tin cậy giúp cho chăn nuôi an toàn hơn và nền tảng cho việc tái đàn.
Chương 3: Vệ sinh khử trùng thực hành phòng bệnh ASF
Các nguyên lý, phân loại, đối tượng, quy trình thực hiện và hiệu quả của việc vệ sinh khử trùng được trình bày trong phần này. Thông tin cung cấp hướng đến việc ứng dụng trong tình hình thực tế ở chăn nuôi nước ta. Các đối tượng khử trùng được liệt kê cụ thể giúp người kỹ thuật nắm bắt chi tiết và không bỏ sót, kèm theo các bước đánh giá công việc đã hoàn thành. Ngoài ra, các cập nhật về phương pháp khử trùng mới và khả năng kết hợp giữa các phương pháp khử trùng nhằm nâng cao hiệu quả khử trùng triệt để virus.
Chương 4: Khi trại chưa bệnh, làm sao để sống sót
Đây là một chương chính, cung cấp thông tin, nguyên lý và phương pháp cụ thể cho các trại chưa có dịch bệnh hoặc sau tái đàn nhằm “sống sót” trong vùng nguy cơ, vùng đệm và vùng dịch. Ngoài ra, chìa khóa giúp giảm thiệt hại nếu “lỡ may” trại xuất hiện dịch bệnh cũng được mô tả trực quan sinh động. Có lẽ độc giả sẽ dừng lại và cần thời gian nhiều để ngâm cứu thêm chương này.
Chương 5: Tái đàn và chăn nuôi heo sau dịch bệnh
Đây cũng là một chương chính, cung cấp thông tin và phương pháp cụ thể xoay quanh chương trình tái đàn gồm 05 bước. Các bước được hướng dẫn cụ thể theo cách “cầm tay chỉ việc” nhưng cũng không thiếu phần giải thích lý do vì sao phải thực hiện triệt để và tầm quan trọng của từng bước. Tái đàn không khó, nhưng Sống sót sau tái đàn mới thực sự là một thách thức để vượt qua; vậy cả chương 4 và chương 5, độc giả cần dừng lại và cần thời gian nhiều hơn nữa để ngâm cứu thêm nhằm ứng dụng hiệu quả.
Phần đọc thêm: 1. Các câu hỏi thường gặp khi tái đàn và làm sao để sống sót; 2. Các biện pháp xử lý xác động vật chết; 3. Các biện pháp kiểm soát tại trại đã mắc bệnh (Defra, Anh Quốc); 4. Một số đặc điểm dịch tễ của Bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Hà Ngân
Mọi chi tiết về cuốn sách, kính mời quý độc giả có thể liên hệ với PGS.TS Đỗ Tiến Duy theo email: [email protected]
5 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Em chào thầy,
Thầy cho em xin tài liệu tham khảo thêm về dịch tả châu phi với ạ
Em cảm ơn thầy!
Em chào Thầy. em tên là hiếu làm việc ở Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình em xin thầy bản mềm để nghiên cứu thêm ạ. Chúc Thầy và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Địa chỉ mail em là [email protected]. Em cám ơn thầy nhiều.
Cho xin tài liệu với ạ e xin cảm ơn
Em chào thầy,
Thầy cho em xin tài liệu tham khảo thêm về dịch tả châu phi với ạ
Em cảm ơn thầy!
em chào Thầy, Thầy cho em xin tham khảo về quyển sách này với ạ
em cảm ơn ạ