Australia rơi vào cuộc khủng hoảng thịt bò - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Australia rơi vào cuộc khủng hoảng thịt bò

    Theo Bloomberg, thịt bò Úc đang có nguy cơ biến mất khỏi các thực đơn bít tết trên toàn cầu trong bối cảnh các nhà sản xuất thịt bò của nước này đối mặt với những áp lực lớn trong quá trình tái đàn. 

     

    Quy mô đàn bò tại Australia đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990. Nước này có nguy cơ tuột mất vị trí nhà xuất khẩu thị bò lớn thứ hai thế giới sau Brazil bởi không có đủ nguồn cung khi mà nhu cầu đang tăng mạnh hậu Covid-19. 

     

    Nguy cơ này ngày càng lớn bởi nhiều nông dân Australia tiếp tục đưa bò cái tới các lò mổ thay vì giữ lại để tái đàn. Theo dữ liệu chính thức mới nhất, tỷ lệ bò cái trên tổng số lượng bò được giết mổ – chỉ số xác định giai đoạn tái đàn – hiện ở mức 48,2%. Tỷ lệ này không đủ điều kiện cho việc tái đàn (phải dưới 47%). 

    Khác với bò Mỹ, bò Úc chủ yếu ăn cỏ thay vì ngũ cốc. Do đó, biến đổi khí hậu có thể gây thêm áp lực đối với việc tái đàn nhanh chóng – Ảnh: Bloomberg

     

    Theo ông Matt Dalgleish, người phụ trách thị trường hàng hóa tại Thomas Elder Markets, mặc dù vẫn còn thời gian để giảm tỷ lệ trên xuống, việc này cần diễn ra ngay bây giờ bởi việc tái đàn cần tới nhiều năm và ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc của Australia đang đối mặt với hàng loạt thách thức.

     

    “Australia cần nhanh chóng tái đàn để không mất thị phần trên thị trường xuất khẩu thịt bò”, ông Dalgleish nói thêm.

     

    Ngành công nghiệp thịt bò Australia đang rơi vào giai đoạn khó khăn bởi nhiều năm hạn hán đã buộc nhiều nông dân phải tiêu hủy gia súc do không thể chăn thả trên các cánh đồng khô cằn.

     

    Hiện tại, các trang trại gia súc cũng đang đối mặt với một tương lai bất định khi nhu cầu đối với các loại protein thay thế tăng mạnh. Những quan ngại về sức khỏe và môi trường khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm như thịt nhân tạo.

     

    Sau những trận mưa “tái sinh” cho các đồng cỏ vào năm ngoái, cộng với việc mùa tái đàn đang diễn ra, nông dân đang giữ chặt gia súc khiến nguồn cung bị hạn chế và đẩy giá thịt bò tăng cao kỷ lục. Theo báo cáo triển vọng năm 2021 của Rural Bank, giá thịt bò Australia có thể sẽ tiếp tục duy trì ở “mức cao bất thường”.

     

    Nông dân Australia giờ đây phải đấu tranh giữa việc giữ lại gia súc để tái đàn hoặc đưa chúng tới các lò mổ để kiếm tiền ngay nhằm trả bớt khối nợ khổng lồ đã vay để mua ngũ cốc duy trì đàn bò trong những năm hạn hán, ông Dalgleish cho biết.

     

    Thịt bò Australia từng cạnh tranh giá tốt với thịt bò của Brazil hoặc Argentina. Tuy nhiên, các đợt hạn hán nặng trong năm 2014-2015 đã khiến nguồn cung bị ảnh hưởng lớn, đẩy giá tăng kỷ lục. Hơn nữa, đồng nội tệ giảm giá của Brazil và Argentina trong những năm gần đây đã tạo lợi thế lớn cho các nhà sản xuất thịt của hai nước này.

     

    Trong khi đó, việc đồng Đôla Australia tăng gần 1 USD so với đồng USD đã khiến cho thịt bò nước này trở nên quá đắt đỏ và không được nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới lựa chọn. Giá thịt bò Australia giờ đây thậm chí còn cao hơn bò Mỹ – vốn thường xuyên giữ danh hiệu thịt bò đắt nhất thế giới.

     

    Chính phủ Indonesia – thị trường xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Australia – đã cảnh báo rằng nước này sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp khác do giá thịt bò từ Australia quá cao.

     

    Dù chỉ chiếm 4% tổng sản lượng thịt bò toàn cầu, Australia là một trong những nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới với các thị trường lớn gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Lượng thịt bò xuất khẩu của Australia trong năm ngoái đã giảm 15% do giá cao khiến nhu cầu sụt giảm.

     

    Theo ông Dalgleish, Australia có nguy cơ mất vị thế tại các thị trường này bởi các hiệp định thương mại tự do có mức thuế cao hơn đối với thịt bò của nước này so với bò Mỹ. “Tình hình thương mại như vậy càng khiến sản phẩm của Mỹ được ưa chuộng hơn”, ông Dalgleish nhấn mạnh.

     

    Khác với bò Mỹ, bò Úc chủ yếu ăn cỏ thay vì ngũ cốc. Do đó, biến đổi khí hậu có thể gây thêm áp lực đối với việc tái đàn nhanh chóng. Hạn hán luôn rình rập, cùng với sự xuất hiện thường xuyên hơn của các sự kiện thời tiết cực đoan, điều quan trọng là phải tái đàn trong điều kiện đồng cỏ xanh tốt.

     

    “Australia có thể chứng kiến tình trạng hận hán trong vài năm nữa. Và mọi thứ lại rơi vào bế tắc”, ông Dalgleish dự báo. “Mọi việc phụ thuộc vào việc hạn hán kéo dài bao lâu. Australia có thể lại rơi vào tình trạng thiếu bò trầm trọng và nguồn cung xuống thấp kỷ lục”.

     

    TRANG LINH

    Thời báo Kinh Tế Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.