Sữa sinh thái (Eco-Milk) được Công ty Ashgrove sản xuất từ những con bò nuôi bằng rong biển, giúp chúng thải ra lượng khí metan thấp hơn để bảo vệ môi trường.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, Ashgrove, một công ty nhỏ chuyên sản xuất sữa ở bang Tasmania (Australia), đang thử nghiệm cung cấp cho các siêu thị “sữa sinh thái,” nhãn hiệu đầu tiên trên thế giới được sản xuất từ những con bò được nuôi bằng rong biển, giúp chúng thải ra lượng khí metan thấp hơn, nhằm bảo vệ môi trường.
Kể từ tháng 2/2024, Công ty Ashgrove đã cho khoảng 500 con bò – chiếm khoảng 20% tổng số bò của công ty – ăn một loại dầu có chiết xuất từ rong biển.
Những con bò này sản xuất khoảng 10.000 lít sữa mỗi ngày, một phần trong số đó được đóng chai với nhãn mác “Eco-Milk” (sữa sinh thái) và bán trên khắp bang Tasmania, bao gồm cả chuỗi siêu thị Woolworths.
Một chai sữa “Eco-Milk” 2 lít có giá bán là 5,50 AUD (3,67 USD), đắt hơn 25 xu so với sữa nguyên kem thông thường.
Giám đốc điều hành của Công ty Ashgrove, ông Richard Bennett, cho biết công ty hiện giảm được khoảng 25% lượng khí metan.
Hiện, công ty Ashgrove vẫn chưa quyết định có mở rộng dự án hay không mặc dù doanh số bán hàng đang tốt.
Bò và các gia súc móng guốc khác, chẳng hạn như cừu và dê, tạo ra khí metan khi tiêu hóa cỏ và thức ăn có nguồn gốc hữu cơ. Khoảng 70% tổng lượng khí metan phát thải từ chăn nuôi, 30% còn lại phát sinh từ việc lưu trữ và bón phân.
Các sản phẩm ức chế khí metan có thể làm giảm lượng khí nhà kính được tạo ra từ quá trình tiêu hóa bằng cách ức chế hoặc phá vỡ các enzym tạo ra khí.
Các chất ức chế – có thể được sản xuất từ hóa chất hoặc chất tự nhiên, bao gồm cả rong biển và tỏi – có thể được nghiền thành thức ăn cho gia súc.
Nếu dự án của công ty Ashgrove thành công, trong tương lai không xa sẽ ngày càng nhiều người có cơ hội tiêu thụ “sữa bò sinh thái” vừa không còn phải lo lắng về lượng khí metan mà bò thải ra có thể gây hại đến môi trường./.
Thanh Tú
TTXVN/Vietnam+
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Tin mới nhất
T2,14/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất