[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 15/3/2022, Ông Nguyễn Công Vinh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 895/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 14).
Nghị quyết số 14 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII thông qua tại kỳ họp thứ tư vào ngày 10/12/2021. Hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Quy định các khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm triển khai thực thi Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu quả, ổn định và phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững; khắc phục, cải thiện và giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và khu vực nội thành, thị xã, thị trấn; giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh đồng thời góp phần xây dựng đô thị văn minh và tạo môi trường sống tốt cho người dân.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh đặc biệt tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và tự giác thực hiện góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống hiệu quả, thì công tác thông tin tuyên truyền đóng vai trò quan trọng và là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện để kịp thời phổ biến các quy định, chính sách đến với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Bảy nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14 được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai thực hiện, gồm:
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 14 đến tất cả các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thông qua việc đăng tải, giới thiệu, phổ biến Nghị quyết này trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và của từng địa phương.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, gồm Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất thành phần, quy chế hoạt động và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tùy vào tình hình thực tế tại các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên tham gia Ban chỉ đạo cấp huyện.
Xác định khu vực không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến: Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xác định ranh giới và lập bản đồ chi tiết các vùng không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến và vùng quy hoạch khuyến khích chăn nuôi tập trung đến từng địa bàn cấp xã và công khai cho người dân được biết.
Rà soát, thống kê, lập danh sách phân loại các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng biểu mẫu, tổ chức tập huấn hướng dẫn ghi chép, điều tra, thống kê, phân loại cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi; Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội thành lập các Tổ kiểm kê, lập biên bản ghi nhận hiện trạng, xác định số đơn vị vật nuôi hiện có tại thời điểm xác minh của từng cơ sở chăn nuôi trong vùng không được phép chăn nuôi và xác nhận thời gian thực hiện tháo dỡ, di dời.
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch di dời, chấm dứt hoạt động cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi hằng năm: Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hằng năm lập danh sách, xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí và chi trả tiền hỗ trợ cho các cơ sở chăn nuôi thực hiện tháo dỡ, di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Nội dung này được xác định là công việc hết sức khó khăn do tình hình thực tế tại các địa phương không giống nhau nên để triển khai nội dung này một cách thuận lợi và nhanh chóng Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng lộ trình thực hiện thí điểm tại 1-2 đơn vị cấp xã/một đơn vị cấp huyện nhằm đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng và phấn đấu đến năm 2024 sẽ hoàn thành công tác di dời, chấm dứt hoạt động các cơ sở chăn nuôi nằm trong vùng không được phép chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi.
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết ở cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố theo thời gian hằng tháng quý, 6 tháng, năm và đột xuất (nếu có); thực hiện các báo cáo, tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, tình hình quản lý và sử dụng kinh phí đồng thời xem xét, tham mưu cấp thẩm quyền kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Ủy ban nhân dân cấp xã cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá không để phát sinh các cơ sở chăn nuôi trong vùng không được phép chăn nuôi và nuôi chim yến không thuộc vùng nuôi chim yến. Trường hợp chủ cơ sở cố tình xây dựng cơ sở chăn nuôi sau ngày Nghị quyết có hiệu lực thì cương quyết xử lý không thực hiện hỗ trợ. Ngoài ra các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương thường xuyên thực hiện các nội dung của Nghị quyết và các văn bản pháp luật có liên quan.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND góp phần cơ cấu lại ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng điều chỉnh quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung, chuyển dịch ra khỏi nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư đến vùng nông thôn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội; hình thành vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã đề ra./.
Thảo Tú Châu – Thịnh Minh
Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bà Rịa Vũng Tàu li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất