Nhằm liên kết tạo ra sản phẩm hàng hóa, nhiều hộ dân xã Côn Minh (Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập Nhóm sở thích chăn nuôi lợn rừng, lợn đen địa phương, mở ra hướng phát triển kinh tế mang tính bền vững, phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương.
Thành viên Nhóm sở thích chăn nuôi chủ yếu là phụ nữ.
Người dành nhiều tâm huyết cho Nhóm sở thích chăn nuôi lợn là anh Đỗ Văn Trung, với vai trò trưởng nhóm. Sau thời gian làm phiên dịch tại khu công nghiệp Bắc Ninh rồi chuyển sang tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch kết nối tiêu thụ, nhận thấy thị trường sản phẩm chăn nuôi, anh Trung bàn với vợ về quê phát triển chăn nuôi lợn đen, lợn rừng. Trên diện tích hơn 3.000m2 tại thôn Nà Ngoàn, anh thuê máy xúc san ủi mặt bằng, xây dựng chuồng trại với 20 ô chuồng nuôi lợn nái. Đồng thời, liên kết với 9 thành viên có chung sở thích chăn nuôi lợn trên địa bàn xã hình thành nhóm sở thích, rồi tiến tới thành lập tổ hợp tác. Hiện, Nhóm đang sản xuất lợn giống với tổng 71 con gồm lợn đen và lợn rừng, trong đó có 13 con nái lợn rừng.
Nhóm sở thích chăn nuôi lợn chủ yếu thành viên là phụ nữ, thành lập từ tháng 10/2020. Tham gia Nhóm sở thích, các thành viên phải đảm bảo các điều kiện như: Có quỹ đất, nhân lực, tâm huyết với chăn nuôi, phát huy tinh thần học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thuận lợi, suôn sẻ. Theo tổ trưởng Đỗ Văn Trung, trước mắt con giống sẽ mua chung tại một trại lợn uy tín trong tỉnh cho đến khi trại giống của nhóm đủ cung ứng. Về chuồng trại, các thành viên tự đầu tư, khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý để thành lập tổ hợp tác thì sẽ đủ điều kiện liên hệ trả chậm nguồn thức ăn.
Trước khi thành lập Nhóm sở thích, anh Trung đã khảo sát thị trường, liên kết với các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để cung ứng thịt lợn cho khu công nghiệp. Bình quân mỗi ngày hơn 2 tạ lợn hơi, vì vậy quy mô mỗi thành viên sẽ nuôi khoảng hơn 100 con/lứa, thời gian nuôi ít nhất là 6 tháng, trọng lượng khoảng 40kg. Thức ăn chủ yếu là chuối thái nhỏ trộn ngô, bí đỏ để giảm bớt chi phí. Để nhóm hoạt động liên tục, ngoài các thành viên ký cam kết thì 10 hộ gia đình thành viên thường xuyên liên lạc, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, thống nhất về giá cả để không bị tư thương ép giá; tích cực học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi thú y; vệ sinh chuồng trại vừa phòng tránh dịch bệnh, vừa để đàn lợn có không gian thoáng mát, sạch sẽ, nhanh lớn. Mỗi con lợn được cung cấp sẽ có gắn nguồn gốc, tiêm vắc-xin, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất bán cho các cửa hàng thực phẩm sạch, trường học…
Chị Sằm Thị Tuyết- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Côn Minh cho biết: Nhóm sở thích chăn nuôi hướng đến thành lập tổ hợp tác sẽ giúp người dân yên tâm bởi đầu ra có sự bao tiêu, thường xuyên được trợ giúp về kỹ thuật. Nhận thấy triển vọng từ Nhóm này, Hội Phụ nữ xã sẽ liên kết với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng và chữa các loại bệnh trên lợn, cách hoạch định kinh doanh, ưu tiên tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi… Thông qua đó, khuyến khích Nhóm liên kết với các tổ, nhóm hợp tác trên địa bàn để hỗ trợ bao tiêu các sản phẩm miến dong, gừng… tạo không khí thi đua phát triển kinh tế, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
Với những kế hoạch rõ ràng trong liên kết, tiêu thụ và khi ổn định nguồn lợn thương phẩm, tiếp cận được nguồn vốn, Nhóm sẽ hướng đến đầu tư, mở rộng mô hình nuôi thêm cầy hương, dúi…, chế biến sản phẩm từ thịt lợn để tăng thêm thu nhập cho thành viên. Để vững vàng trên bước đường khởi nghiệp, các thành viên trong Nhóm mong muốn thời gian tới được các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ các điều kiện cần và đủ để phát triển thành tổ hợp tác, hợp tác xã, tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tạo giá trị chăn nuôi bền vững./.
Hà Nhung
Nguồn: Báo Bắc Kạn
- sở thích chăn nuôi li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất