[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 5/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 4/2021. Giá lợn hơi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước trong tháng 5/2021 giảm do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm.
Thế giới
Trong tháng 5/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 4/2021. Ngày 28/5/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 6/2021 dao động ở mức 115,5 UScent/lb, tăng 7% so với cuối tháng 4/2021 và tăng 91,7% so với cùng kỳ năm 2020. Giá thịt lợn tăng do nguồn trên thị trường bị thắt chặt và nhu cầu tăng mạnh.
Nhu cầu dăm bông và thịt ba chỉ tăng mạnh, cùng với việc nhập khẩu giảm và lượng hàng tồn kho đông lạnh hạn chế vẫn là các yếu tố chính đẩy giá lên. Thiếu nhân lực lao động tiếp tục là một thách thức của ngành chăn nuôi lợn. Giá thịt lợn Mỹ cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu của nước này.
Tháng 5/2021, dịch bệnh động vật, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi (ASF) và đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi lợn và các chính sách liên quan đến ngành.
Chính phủ Phi-líp-pin tuyên bố tình trạng thảm hoạ quốc gia vì dịch ASF, trong khi các nhà chức trách Trung Quốc hạn chế vận chuyển lợn sống tại những khu vực được chỉ định để kiếm soát dịch. Nguồn cung giảm vì dịch ASF đã khiến Phi-líp-pin hạ thuế nhập khẩu đối với thịt lợn và tăng khối lượng nhập khẩu tối thiếu. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát từ năm 2019 tiếp tục tác động tới ngành chăn nuôi lợn ở Phi-líp-pin. Bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng, số lợn mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng.
Một số người trong ngành chăn nuôi cho rằng sản lượng lợn có thể tăng trở lại mức trước ASF trong nửa cuối năm 2021 với điều kiện là sẽ không có các đợt bùng phát nghiêm trọng trong mùa mưa. Nhu cầu cuối cùng sẽ tăng lên, nhưng trong dài hạn giá cả sẽ có chu kỳ giảm khi năng lực sản xuất của ngành phục hồi và số lượng lợn nái tăng lên.
Trung Quốc: Chăn nuôi lợn đang phục hồi dần
Sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi cùng với biến thể mới của chủng virus corona đang gây ra bất ổn cho thị trường thịt lợn toàn cầu. Sự bùng phát virus dịch tả lợn châu Phi chủng mới tại Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về việc phục hồi hoàn toàn đàn lợn.
Tại Trung Quốc, ngành chăn nuôi lợn đang hồi phục dần. Mặc dù vẫn chưa hồi phục hoàn toàn bằng mức trước khi xảy ra dịch ASF, song đàn lợn nái của nước này năm 2020 đã ổn định ở mức như năm trước và dự báo sẽ tăng vào cuối năm nay, khi nước này tiếp tục nỗ lực tái đàn. Tuy nhiên, ngay cả khi sản lượng của Trung Quốc tăng thì dự báo nước này vẫn thiếu thịt lợn và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu với khối lượng lớn.
Rabobank dự báo, năm 2021 Trung Quốc sẽ nhập khẩu tổng cộng 3,5 – 5 triệu tấn thịt lợn và các loại thịt khác và không loại trừ khả năng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn. Lượng nhập khẩu thịt lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, bất chấp ngay cả khi sản lượng thịt lợn ở trong nước tăng lên trong trong nỗ lực tái đàn của quý I/2021. Tuy nhiên, điều này một phần là do làn sóng mới của dịch tả lợn châu Phi và các bệnh khác trong mùa đông đã khiến cho các trang trại, cảnh giác với nguy cơ lây nhiễm nên xuất chuồng giết mổ sớm hơn để tránh rủi ro.
Cung – cầu thịt trong nước ở Trung Quốc vẫn bị thắt chặt và dự báo người dân sẽ vẫn phải mua thịt với giá đắt trong những tháng tới.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 4/2021, Trung Quốc nhập khẩu 922 nghìn tấn thịt (bao gồm cả nội tạng), trị giá 2,97 tỷ USD, tăng 7% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với tháng 4/2020; Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 3,54 triệu tấn thịt, trị giá 11,36 tỷ USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Ác-hen-ti-na và U-ru-goay.
Riêng mặt hàng thịt lợn, tháng 4/2021, Trung Quốc nhập khẩu 430 nghìn tấn thịt lợn, trị giá 1,22 tỷ USD, giảm 6,5% về lượng và giảm 4,3% về trị giá so với tháng 3/2021, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.831 USD/tấn, tăng 2,4% so với tháng 3/2021; Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 1,59 triệu tấn, trị giá 4,49 tỷ USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bra-xin, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Hàn Lan….
Trong đó, Tây Ban Nha là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm 34,7% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc.
Thị trường trong nước
Trong khi giá lợn hơi trên thị trường thế giới biến động tăng thì tại thị trường trong nước, giá lợn hơi liên tục giảm. Trong tháng 5/2021, giá lợn hơi có xu hướng giảm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm. Hiện giá lợn sống dao động trong khoảng 64.000 – 72.000 đồng/kg, giảm 2.000- 6.000 đồng/kg so với cuối tháng 4/2021. So với thời điểm này năm 2020, giá lợn hơi giảm từ 25.000 – 29.000 đồng/kg. Giá lợn giảm do thị trường tiêu thụ chậm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn, trong khi nguồn cung được đảm bảo do người chăn nuôi dần hồi phục đàn.
Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể biến động với nguy cơ từ dịch tả lợn châu Phi và giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua, khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng. Người chăn nuôi gia súc tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức kép khi bệnh da sần trên trâu, bò và nhu cầu giảm. Tính tới tháng 5/2021, bệnh da sần đã xuất hiện tại 29/63 tỉnh thành với tổng số 44.000 gia súc nhiễm bệnh và hơn 5.000 con đã bị tiêu hủy. Dịch bệnh này cũng gây ra lo ngại cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, Việt Nam ra thông báo tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan vào Việt Nam khi phát hiện lô lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thuộc Cục Thú y Việt Nam, ngày 19/5/2021, trong quá trình thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lô lợn sống 980 con nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đã phát hiện lô lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Để ngăn ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam làm lây lan dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong nước, ngày 28/5/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 3157/ BNN-TY về việc tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan kể từ ngày 30/6/2021.
Đối với những lô lợn sống đã được doanh nghiệp hai nước ký hợp đồng mua bán và sẽ vận chuyển về Việt Nam đến hết ngày 29/6/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn tiếp tục cho phép nhập khẩu vào Việt Nam và sẽ chỉ đạo cơ quan thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 66,72 nghìn tấn, trị giá 127,18 triệu USD, tăng 31,3% về lượng và tăng 66% về trị giá so với tháng 4/2020. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 236,02 nghìn tấn, trị giá 464,37 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Ba Lan và Ca-nada là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam. Trong tháng 4/2021, Việt Nam nhập khẩu 16,52 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0203), với trị giá 36,54 triệu USD, tăng 164% về lượng và tăng 138,2% về trị giá so với tháng 4/2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.212 USD/tấn, giảm 9,8% so với tháng 4/2020;
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 51,15 nghìn tấn, trị giá 116,59 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 112,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 4/2021, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 23 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Nga chiếm 33,84%; Canada chiếm 22,03%; Braxin chiếm 10,02%; Đan Mạch chiếm 8,03% và Ba Lan chiếm 6,76%…
Trong 4 tháng đầu năm 2021, Nga là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Việt Nam, đạt 22,14 nghìn tấn, trị giá 59,99 triệu USD, tăng 708,3% về lượng và tăng 369% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá nhập khẩu trung bình đạt 2.709 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 2,15 nghìn tấn, trị giá 6,95 triệu USD, tăng 27,1% về lượng và tăng 3,7% về trị giá so với tháng 3/2021, chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Công, Trung Quốc và Thái Lan…Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Công chiếm 66,8% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước, đạt 1,43 nghìn tấn, trị giá 4,82 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và giảm 19,7% về trị giá so với tháng 3/2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Công đạt 4,66 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 17,9 triệu USD.
TÂM AN
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 51,15 nghìn tấn, trị giá 116,59 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 112,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 4/2021, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 23 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Nga chiếm 33,84%; Canada chiếm 22,03%; Braxin chiếm 10,02%; Đan Mạch chiếm 8,03% và Ba Lan chiếm 6,76%…
- nhập khẩu thịt lợn li>
- ngành thịt li>
- bản tin ngành thịt tháng 5.2021 li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất