Song song với lợi ích kinh tế, ngành chăn nuôi lợn cũng là nguồn phát thải đáng kể. Trong đó, những bất cập trong quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi và hiệu quả xử lý của các trang trại hiện đang đặt ra thách thức lớn.
Thực trạng chất thải từ chăn nuôi lợn
Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày một con lợn thải ra khoảng 2,5 kg phân và 5 lít nước tiểu, tương đương 25,6 triệu tấn phân và 51,1 tỷ lít nước tiểu mỗi năm. Tuy nhiên, lượng chất thải này có sự khác biệt lớn tùy theo phương thức chăn nuôi. Chăn nuôi lợn nái chủ yếu tạo ra chất thải rắn do sử dụng ít nước, trong khi chăn nuôi lợn thịt lại thải ra phần lớn chất thải dưới dạng lỏng do thói quen sử dụng nhiều nước để làm mát và vệ sinh chuồng trại. Theo số liệu từ dự án LCASP năm 2019, lượng nước sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt dao động từ 30 – 40 lít/con/ngày, dẫn đến phần lớn phân và nước tiểu bị hòa loãng thành chất thải lỏng.
Chất thải từ việc chăn nuôi lợn gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Ảnh minh họa
Với tỷ lệ chăn nuôi lợn nái và lợn thịt lần lượt là 10% và 90%, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 2,6 triệu tấn chất thải rắn và 367,9 triệu m³ chất thải lỏng. Chất thải rắn, bao gồm phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và bao bì, phần lớn được sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên, do tập quán nông nghiệp khác nhau, tại miền Bắc phân bón thường được ủ trước khi sử dụng, trong khi tại miền Nam và miền núi, phân tươi được bón trực tiếp, gây nguy cơ ô nhiễm và lây lan dịch bệnh.
Bất cập của quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi
Theo TS. Trịnh Xuân Đức – Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE), QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi đang tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, quy chuẩn này không cập nhật đầy đủ các thông số ô nhiễm mới phát sinh từ chăn nuôi công nghiệp, khiến nước thải dù chưa qua xử lý vẫn đạt tiêu chuẩn tưới cây. Điều này dẫn đến thực trạng các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ áp dụng quy chuẩn theo hình thức tưới gốc, buộc chủ trang trại phải mở rộng diện tích đất trồng cây để tiêu thụ nước thải, làm tăng chi phí và rủi ro vận hành.
Ngoài ra, hàm lượng muối trong nước thải chăn nuôi lợn hiện nay dao động từ 500 – 1000 mg/L, do sử dụng cám công nghiệp. Hàm lượng muối cao này làm giảm hiệu quả tái sử dụng nước thải cho nông nghiệp, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý làm giảm độ mặn, điều mà quy chuẩn hiện tại chưa đề cập đến.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng khác là ô nhiễm mùi hôi từ các trang trại chăn nuôi lợn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các hợp chất khí thải như amoniac (NH₃), hydro sunfua (H₂S) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) có thể gây ra các bệnh về hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý khí thải hiện nay vẫn chưa triệt để, khi phần lớn các trang trại chỉ sử dụng chế phẩm EM phun trực tiếp, hiệu quả thấp.
Dù QCVN 05:2023/BTNMT đã quy định giới hạn nồng độ mùi khó chịu, nhưng nhiều báo cáo ĐTM chưa đề xuất cách tính toán chính xác thành phần và nồng độ khí thải để thu gom và xử lý hiệu quả.
Chăn nuôi lợn là nguồn phát thải lớn của hai loại khí nhà kính chính là methane (CH₄) và nitrous oxide (N₂O). Khí CH₄ phát sinh chủ yếu từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân lợn trong hầm biogas, ao lắng, hố chứa, trong khi N₂O hình thành từ quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa trong đất khi bón phân. Theo báo cáo IPCC AR6 (2021), N₂O có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP) cao gấp 273 lần CO₂, dù tỷ lệ phát thải thấp nhưng tác động đến biến đổi khí hậu rất lớn.
Dù hầm biogas được xem là giải pháp phổ biến để xử lý chất thải hữu cơ, nhưng theo TS. Trịnh Xuân Đức, hiệu quả xử lý của các hầm biogas quy mô lớn tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân do thiết kế chưa tối ưu, thiếu kiểm soát khí thải, và tình trạng rò rỉ khí CH₄, khiến lượng phát thải khí nhà kính không giảm như mong đợi.
Những bất cập trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng trong quy chuẩn kỹ thuật hiện nay phản ánh sự chồng chéo trong quản lý và thiếu cập nhật khoa học trong chính sách môi trường. Để khắc phục, theo TS. Trịnh Xuân Đức cần rà soát toàn diện các quy định hiện hành, kết hợp ứng dụng công nghệ giám sát thời gian thực và thúc đẩy hợp tác đa ngành trong kiểm soát ô nhiễm.
Việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là vấn đề về chính sách và chiến lược phát triển bền vững. Nếu không có những điều chỉnh kịp thời, ngành chăn nuôi có thể trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng trong dài hạn.
Duy Trinh (t/h)
Tạp chí Điện tử Chất lượng Việt Nam
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất