Những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, nhiều giống bò lai cho năng suất cao được ra đời. Điển hình là lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt cho kết quả rất tốt.
Ưu thế lai vượt trội
Bò Blanc Blue Belgium (BBB) là giống bò thịt đặc biệt được tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn từ năm 1919. Đây là giống bò thịt đặc biệt, có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, hiền lành, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao.
Với mong muốn cải tạo được chất lượng đàn bò thịt nước ta. Năm 2012, Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội tiến hành dự án lai tạo từ giống bò BBB và bò cái nền lai Sind của Việt Nam. Kết quả cho ra bê lai F1 có khối lượng sơ sinh bình quân đạt 27 kg, cao hơn hẳn so với các giống bò lai khác. Nếu như các giống bò thuần của Việt Nam (như bò Vàng) có tầm vóc nhỏ bé, khối lượng thấp và thành thục tính dục chậm (2,5 – 3 tuổi mới phối giống được lứa đầu), năng suất sữa và thịt đều thấp, khối lượng bình quân chỉ đạt 160 – 200 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 40 – 42%, thì bò lai F1 BBB cho năng suất cao hơn hẳn. Bê dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh, sau cai sữa khoảng 4 tháng đạt trọng lượng từ 150 đến 160 kg, từ 16 đến 18 tháng tuổi trọng lượng bình quân từ 430 đến 450 kg/con. Khi giết thịt, bò lai F1 BBB cho tỉ lệ thịt xẻ đạt 60 – 61,3%, tỉ lệ thịt tinh đạt 48 – 51%.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng công thức lai BBB x lai Sind tạo bò hướng thịt đạt kết quả tốt hơn hẳn các công thức của các cặp lai khác đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ trước tới nay.
Kỹ thuật nuôi không khó
Cách chăm sóc nuôi dưỡng bò lai F1 BBB có phần hơi khác so với nuôi bò Vàng truyền thống. Người chăn nuôi nên ghi chép sổ sách, quản lý, theo dõi việc cho ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Bởi đây là giống bò có tốc độ tăng trọng nhanh nên lượng thức ăn cần cung cấp cũng cao hơn. Luôn phải đảm bảo lượng thức ăn hàng ngày, đặc biệt là lượng thức ăn thô xanh. Cân đối khẩu phần theo từng giai đoạn: Giai đoạn mới sinh, giai đoạn nuôi bê theo mẹ (từ 1 – 6 tháng tuổi), giai đoạn sau cai sữa mẹ (từ 7 – 14 tháng tuổi) và giai đoạn vỗ béo (từ 15 – 18 tháng tuổi). Nên nuôi bê thịt đến giai đoạn 18 tháng tuổi sẽ cho giá trị kinh tế cao nhất.
Ngoài ra, cần đảm bảo công tác thú y phòng bệnh cho bò, tiêm đầy đủ vắcxin phòng các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần/ năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò. Giữ chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kì. Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.
Hiệu quả kinh tế cao
Ngày 10/02/2012 UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án: “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Dự án đã tổ chức 28 lớp tập huấn cho 2.800 lượt hộ nông dân về chăn nuôi bò lai F1 (BBB x lai Sind), thú y và trồng cỏ cho bò. Người dân được hỗ trợ toàn bộ về tinh giống bò BBB và kỹ thuật chăm sóc bò. Dự án đã xây dựng mô hình mẫu tại các địa phương như: Ba Vì, Phú Xuyên, Gia Lâm…. Đàn bò của các mô hình đã sinh ra 30 bê lai F1 (BBB x lai Sind), trọng lượng bình quân 31kg/con. Các mô hình trở thành điểm tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt F1 (BBB x lai Sind). Sau 2 năm thực hiện dự án đã đưa lại hiệu quả rõ rệt: Bê 2 – 3 tháng tuổi bán giống cho tổng thu nhập cao hơn bê lai Zebu từ 2 – 3 triệu đồng/ con. Nuôi thịt đến 18 tháng tuổi khối lượng đạt 450 – 500 kg/ con, bán thương phẩm thu được từ 36 – 40 triệu đồng/ con, trừ chi phí nuôi 1 bò thịt lai BBB cho lãi gộp khoảng 8 – 11 triệu đồng/ con (tương đương khoảng 0,5 triệu đồng/ tháng/ con).
Trên cơ sở kết quả bước đầu thực hiện dự án và yêu cầu của bà con chăn nuôi bò ở các huyện trong thành phố, tháng 8/2013 UBND TP Hà Nội giao cho Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội làm chủ đầu tư, nhằm triển khai mở rộng dự án đến các hộ chăn nuôi bò trong toàn thành phố.
Cho đến nay, nhờ dự án triển khai nuôi bò BBB trên diện rộng, người chăn nuôi bò đã mạnh dạn cải tạo đàn bò thịt theo hướng hàng hóa, giúp tăng thu nhập trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng dần chủ động được nguồn cung thịt bò, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thủ đô.
P.V
Tình hình chăn nuôi bò tại Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện nay nước ta có khoảng 5,36 triệu con bò. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 299,3 nghìn tấn, tăng 2,02% so với cùng kì năm 2015. Tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thịt bò trong nước, hằng năm nước ta vẫn nhập khẩu thịt bò từ Mỹ, Úc… với số lượng lớn. Cung chưa đủ cầu, ngành chăn nuôi bò thịt còn nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển. Đi đôi với cơ hội cũng là thách thức, đòi hỏi nhà nước và nông dân cùng làm, phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững, hiệu quả cao hơn nữa.
Khách hàng có nhu cầu mua giống, liên kết hợp tác liên hệ:
Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội
Địa chỉ: Tổ 14, Thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại: (04) 3763.0895 – Fax: (04) 3763.0950
Chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm thịt bò BBB:
Cửa hàng số 1:
Khu X3, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (04).3763.4273.
Cửa hàng số 2:
Tầng 1, Đơn Nguyên 1, CT3, Khu Đô thị mới Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại:0168.429.3333.
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Khảo sát giá bê lai F1 BBB và thức ăn cho bê từ 7-15 tháng, 16-18 tháng.