Bệnh cầu trùng trên heo - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh cầu trùng trên heo

    Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém. Có tám loài thuộc Eimeria và một loài thuộc Isospora gây bệnh cầu trùng cho heo tại Bắc Mỹ. Heo con 5-15 ngày tuổi thường bị nhiễm cầu trùng đặc trưng bởi loài I. suis gây viêm ruột và tiêu chảy.Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên heo con sơ sinh. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy dạng lỏng hoặc sệt, thường có màu trắng sữa rồi chuyển sang vàng và có mùi hôi.  Heo con có thể xuất hiện các triệu chứng như yếu, mất nước và còi cọc; giảm tăng trọng và heo con có thể chết. Một yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ tỷ vong ở heo con là do heo con luôn bị dính đầy phân do tiêu chảy và luôn trong tình trạng ẩm ướt.

    Bệnh cầu trùng trên heo

    Noãn bào của cầu trùng thường được thải ra cùng với phân và có thể được xác định nhờ kích thước, hình dạng và đặc điểm đặc trưng bào tử của chúng; tuy nhiên, trong chẩn đoán, phải dựa trên việc tìm ra các giai đoạn kí sinh thông qua kiểm tra phết tế bào hoặc kiểm tra mô học ở ruột non, vì heo con có thể chết trước khi hình thành noãn bào.

     

    Ở những con bị nhiễm nặng, các tổn thương mô học xảy ra ở không tràng và hồi tràng đặc trưng qua bệnh tích như teo, làm mòn nhung mao ruột, xuất huyết và viêm ruột kèm theo fibrin tùy các giai đoạn kí sinh trong tế bào biểu mô. 
    Việc kiểm soát và phòng bệnh bằng cách sử dụng thuốc chống cầu trùng cho heo nái từ 2 tuần trước khi đẻ cho tới lúc nuôi con hoặc cho heo con từ lúc mới sinh đến khi cai sữa đã được báo cáo; tuy nhiên, hiệu quả ở các giai đoạn sau vẫn chưa được xác định. Mặc dù heo nái được xem là nguồn lây nhiễm cho heo con nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh rõ. Dọn dẹp sạch sẽ phân và khử trùng thường xuyên chuồng trại và các vật dụng chăn nuôi giữa các lứa đẻ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm cầu trùng. Heo con phục hồi sai khi nhiễm cầu trùng có khả năng kháng tái nhiễm cao.

     

    Mặc dù ít liên quan đến bệnh cầu trùng lâm sàng nhưng các loài E debliecki, E neodebliecki, E scabra, và E spinosa đã được tìm thấy ở heo 1-3 tháng tuổi tuổi bị tiêu chảy. Bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày đối với những con heo còn sống.
    Có thể sử dụng sulfamethazine trong nước uống để điều trị cầu trùng. Kiểm soát cầu trùng ở heo con sơ sinh bị nhiễm I. suis là rất khó khăn. Việc sử dụng thuốc chống cầu trùng coccidiostats trong thức ăn của heo nái trong vài ngày hoặc vài tuần trước và sau đẻ đã được khuyến cáo và sử dụng trong thực tế, nhưng kết quả lại không ổn định.
    Việc sử dụng thuốc Amprolium và Monensin không mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cầu trùng trên heo con trong thí nghiệm. Một quy trình kiểm soát để làm giảm số lượng noãn nang được khuyến cáo bao gồm: vệ sinh sạch sẽ, khử trùng và làm sạch bằng hơi nước các chuồng đẻ. Bổ sung Amprolium (loại 25% sử dụng trong thức ăn) với liều 10kg/tấn thức ăn, cho heo nái ăn thức ăn này một tuần trước khi đẻ và kéo dài tới khi heo con được 3 tuần tuổi, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi.

     

    Sử dụng một liều duy nhất Toltrazuril (20mg/kg, uống) giúp giảm bài tiết noãn nang, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và giảm sự suy giảm khối lượng ở những heo con được gây nhiễm cầu trùng thực nghiệm. Dicalazuril (5mg/kg) đang được nghiêm cứu dưới dạng thuốc uống chống cầu trùng ở heo con.

     

    Biên dịch: Acare Team 

    (theo Merck Manual)

    Acare Vietnam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.