Bệnh dịch tả trên ngỗng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ chết rất cao ở ngỗng, thậm trí ở vịt, ngan và thiên nga giai đoạn từ 1- 4 tuần tuổi rất thường xuyên sảy ra, một số ít gặp phải ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chính là do virut Parvovirus gây ra. Bệnh được mang các tên khác nhau: cúm ngỗng, dịch tả ngỗng, viêm gan virus ngỗng, viêm ruột virus ngỗng, viêm thoái hóa cơ tim truyền nhiễm, viêm gan, thận tích nước ở ngỗng, bệnh Derzy…
1. Nguyên nhân
Bệnh dịch tả ngỗng do một loại Parvovirus thuộc nhóm Parvoviridae.
2. Loại gia cầm mắc bệnh
– Ngỗng, ngan, thiên nga và hoang cầm.
– Bệnh không có ở gà.
3. Tuổi gia cầm mắc bệnh
– Bệnh thường xảy ra ở ngỗng từ 1- 3 tháng tuổi.
– Nặng nhất ở ngỗng từ 1- 4 tuần tuổi.
4. Phương thức lây truyền
– Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: đường miệng và hô hấp (truyền ngang).
– Bệnh cũng truyền từ mẹ sang con (truyền dọc).
5. Triệu chứng
Bệnh có 4 biểu hiện
5.1. Thể cấp tính
Ngỗng sốt cao, chán ăn, chậm chạp, mệt lả rồi chết trong thời gian từ 1- 5 ngày, tỷ lệ chết 100% ở ngỗng sơ sinh đến 7- 10 ngày tuổi.
5.2. Thể dưới cấp
– Sốt cao, khát nước, chán ăn, mệt, ủ rũ, ngại vận động.
– Chảy nước mũi, hay lắc đầu vảy mỏ, mí mắt đỏ và phù nề, đây là điểm khác biệt với bệnh thiếu vitamin A.
– Niêm mạc vùng dưới hầu họng được phủ một lớp màng giả dễ bóc, khi lột bỏ lớp màng giả này thấy rõ các điểm hoại tử sâu, đau.
– Ngỗng giảm hoặc bỏ ăn, nhưng tiêu chảy mạnh, phân màu xanh vàng hoặc xanh trắng vàng.
– Chúng gầy rộc và chết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào tuổi ngỗng và bệnh thứ phát.
– Nếu ngỗng mới nở chúng chết 100% trong một tuần đầu.
– Nếu ngỗng 2- 3 tuần tỷ lệ chết khoảng 10%.
– Nếu trên 3- 4 tuần tuổi chúng bị bệnh nhưng tỷ lệ chết không đáng kể.
Nếu bị bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết sẽ phụ thuộc vào bản chất bệnh bội nhiễm.
5.3. Thể mãn tính
– Đây là bệnh của những ngỗng có sức để kháng tốt hoặc còn sống sót từ 2 thể bệnh nêu trên với các triệu chứng tiếp theo:
+ Bệnh kéo dài hàng tháng.
+ Lông ở lưng và cổ bị rụng nhiều, rụng nhiều, để lại phần da đỏ để quan sát thấy.
+ Thể đứng của ngỗng đặc biệt (Pinguaving).
+ Ngỗng bệnh chết rải rác, tỷ lệ chết không đáng kể.
5.4. Thể mang trùng
Bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng, chỉ mang trùng và trở thành nguồn bệnh nguy hiểm.
6. Bệnh tích
6.1. Thể cấp
– Cơ tim nhợt nhạt như thịt luộc
– Tim to, đầu tù.
6.2. Thể dưới cấp
– Viêm màng tim từ viêm tiết dịch đến viêm tiết xơ.
– Viêm màng gan, gan sưng to và rắn chắc hơn bình thường và bị thoái hóa.
– Lách và tụy cũng sưng to.
– Phổi bị phù nề.
– Ruột bị viêm tiết dịch (cata).
– Dạ dày bị viêm loét có màng giả.
– Vùng hầu, họng đều bị viêm loét tạo màng giả.
– Đáng chú ý nhất là có xuất huyết điểm hoặc thành vệt ở cơ đùi, cơ ngực.
6.3. Thể mãn
– Vùng cổ và lưng bị trụi lông, để lộ ra các đám da đỏ tấy.
– Gan và lách sưng to.
– Xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất.
7. Điều trị
– Việc điều trị dịch tả cho ngỗng phải tiến hành song song 2 bước:
- Bước 1: Can thiệp ngay bằng vacxin dịch tả ngỗng, ngay vào ổ dịch, tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách 3 liều vacxin cho 1 con ngỗng (3 liều vacxin pha vào 0,3ml nước cất).
- Bước 2: Cho đàn ngỗng uống ngay một trong các toa thuốc sau:
Phác đồ 1: Cho 100kg ngỗng ăn
+ T.Flox.C : 20g
+ T.cúm gia súc: 20g
+ Super- Vitamin :20g
+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g
4 loại thuốc trên trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày.
Phác đồ 2:
+ T.Colivit : 20g
+ Anti- Gum: 20g
+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g
Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.
Phác đồ 3:
+ T.Avimycin : 20g
+ T.Cúm gia súc: 20g
+ Gluco.K.C.B2: 100g
Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.
8. Phòng bệnh
– Chủ động tiêm phòng vacxin cho ngỗng lần 1 lúc ngỗng đạt 12- 15 ngày tuổi, lần hai sau đó 30 ngày. Nếu ngỗng được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 trước khi đẻ 15- 20 ngày, Sau đó tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
– Hạn chế chăn nuôi thả rông.
– Chủ động công tác vệ sinh chăn nuôi.
BSTY Vũ Thị Thu Thủy & BBT Hatthocvang Vietnam
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- bệnh ở ngỗng li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Tôi mới nuôi 40 con ngỗng được 3 ngày tuổi sau khi uống nước và ăn xong, chúng rỉa lông của nhau khiến ướt lông, cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục xin cảm ơn
Bạn có thể liên hệ với Bác sĩ Thú y Nguyễn Văn Minh – Giảng viên khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sddt: 0911 515 383 để được giải đáp. Trân trọng!
Cho cháu hỏi là trong mục điều trị tại sao lại dùng vacxin dịch tả để điều trị cho đàn ngỗng đang bị dịch tả ạ? Theo cháu được học thì nếu tiêm vacxin cho con vật bị ốm thì nó sẽ chết ngay mà?? Giúp cháu giải đáp được không ạ??
Cho cháu hỏi nữa là tại sao ở phác đồ điều trị 1 và 3 lại là thuốc cúm gia súc mà không phải là thuốc cúm gia cầm.? Trong khi con ngỗng thuộc gia cầm???