Bệnh Nhiễm trùng huyết ở vịt (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh BẠI HUYẾT, là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể và cuối cùng vịt chết nhanh chóng.
Mầm bệnh: Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Do đó, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là rất quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh này.
Loài mắc bệnh: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như: ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…cũng có thể bị bệnh này.
Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%
Vịt bị nhiễm trùng huyết
Đường lây bệnh:
- Bệnh được lây từ vịt bệnh sang vịt khỏe theo 3 cách:
- Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp
- Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa
- Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân
Triệu chứng:
- Thường có một số con vịt bị chết độ ngột, vịt có các triệu chứng sau:
- Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên)
- Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở
- Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
- Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng)
Bệnh tích
Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.
Điều trị
Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin.
Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như BIO-CEPTIOFUR hoặc BIO-TULACIN 100 hoặc BIO-MARBO 50, đồng thời pha BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống để tăng sức đề kháng, vịt sẽ mau khỏi bệnh.
Thuốc BIO-CEPTIOFUR
Phòng bệnh
- Tiêm phòng lúc vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi 1 mũi thuốc BIO-CEPTIOFUR
- Vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ và sát trùng định kỳ chuồng nuôi với một trong các loại thuốc như BIO GUARD, BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT
- Pha thuốc BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống liên tục để tăng sức đề kháng
- Khi thời tiết thay đổi nên pha thuốc BIO-ENRO C hoặc BIO E.T.S vào nước cho vịt uống để phòng bệnh.
- Nếu dùng vaccine thì nên sử dụng vaccine đa giá.
PGS.TS Lê Văn Thọ
Cố vấn kỹ thuật Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemie
- bệnh ở vịt li>
- Bệnh nhiễm trùng huyết li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Có thể cho mình xin tài liệu về con RA đc k ạ? mình đang làm đề tài tốt nghiệp đại học về con này.
Xin hỏi bộ phận kỹ thuật của công ty: tiêm cho vịt con 1-3 ngày tuổi 1 mũi BIO -CEPTIOFUR với liều lượng là bao nhiêu?
A ơi cho em hỏi là vịt con e mới mua về bữa đầu thì ko sao nhưng qua bữa thứ 2 thì có dấu hiệu chảy nước mắt rồi mắt từ từ chuyển qua mù xong chết 1 cách bất ngờ 2 bữa thôi mà nó chết 50 còn rồi là bị gì vậy anh
Thân chào bạn Nguyễn Quốc Thắng. Trường hợp bạn mô tả tui đã từng gặp và đã cứu sống được bầy vịt của tụi cùng chịu trứng mắt bị mù, đục và chảy nước mắt. Rất có thể đàn của bạn bị dịch tả. Bạn mua kháng thể KTG Hanvet tiêm hoặc pha nước cho uống liên tục. Những con ăn được vẩn cho ăn bình thường. Thân ái gửi đến bạn. Tui từng cứu sống bầy dịch nhờ kháng thể này. Chúc bạn thành công. Thật ra là kinh nghiệm.