Bệnh sót nhau xảy ra sau khi lợn nái đẻ con. Thông thường, khi lợn con sổ ra ngoài thì sau 10-60 phút nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trên mà nhau thai không được đẩy ra hoặc đẩy ra không hết thì bị coi là sót nhau.
*Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng sót nhau ở lợn nái
– Do lợn đã đẻ nhiều lứa, hoặc đẻ quá nhiều con trong 1 lứa khiến tử cung co bóp kém, khó đẩy con và nhau ra ngoài. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến tử cung của lợn mẹ co bóp yếu là do: Chế độ dinh dưỡng kém, khẩu phần ăn thiếu chất khoáng, canxi; lợn nái ít vận động, nhất là vào cuối thai kỳ; lợn mẹ quá béo hoặc quá gầy.
– Lợn bị viêm niêm mạc tử cung, dịch viêm làm nhau dính vào tử cung nên khi đẻ bị sót nhau lại trong tử cung)
– Do chủ nuôi hoặc người đỡ đẻ thao tác không đúng kỹ thuật, nhau chưa ra hết đã kéo đứt, khiến nhau bị sót lại.
*Biểu hiện
Khi bị sót nhau, lợn mẹ hay rặn, có biểu hiện sốt, có con bỏ ăn, uống nước nhiều, cắn con, không cho con bú.
Cơ quan sinh dục của lợn mẹ chảy dịch sẫm màu, có lẫn máu hoặc những mảnh nhau thối.
Bệnh sót nhau
*Cách phát hiện:
– Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.
– Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của lợn mẹ.
– Sót nhau từng phần: Trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài → quan sát: thấy được những chỗ màng thai bị đứt → suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.
*Cách khắc phục
– Chăn nuôi lợn nái theo đúng kỹ thuật. Đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của lợn, bổ sung khoáng chất và canxi vào khẩu phần ăn. Chuồng trại đảm bảo cho lợn có không gian vận động tốt.
– Kịp thời phát hiện sót nhau để có biên pháp khắc phục, để lâu nhau sẽ thối, khiến lợn sốt cao, mất sữa, lợn con sẽ chết.
– Tiêm thuốc Oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết.
– Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
Nguồn: BiotechVET
- lợn nái li>
- Bệnh sót nhau li> ul>
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T7,09/11/2024
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất