[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – BIGRFEED Bình Định có tổng vốn đầu tư gần 20 triệu USD, công suất 350.000 tấn/năm, là nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ ba của Tập đoàn BGF tại Việt Nam.
Nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành chăn nuôi cũng như nhu cầu ngày càng cao về thức ăn chăn nuôi của khách hàng tại Việt Nam, Tập đoàn BGF đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất Thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Bình Định tại KCN Nhơn Hòa, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày 7/4/2024. Quyết định mở rộng đầu tư vào một nhà máy mới và hiện đại tại miền Trung và Tây Nguyên phản ánh cam kết của BGF trong việc phục vụ nhu cầu thức ăn chăn nuôi chất lượng cao của thị trường.
Tham dự lễ khánh thành có ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định và đại diện các sở, ban ngành liên quan, các đối tác chiến lược cùng gần 600 khách hàng của Tập đoàn BGF là các đại lý, chủ trang trại tới tham dự và chúc mừng.
Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi BIGRFEED Bình Định
Nhà máy Thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Bình Định có diện tích sử dụng đất hơn 25.000 m2, tổng công suất thiết kế 350.000 tấn/năm, chuyên cung ứng dòng sản phẩm thức ăn dành cho lợn, gia súc và gia cầm. Toàn bộ dây chuyền công nghệ tự động chế biến thức ăn gia súc do phía nước ngoài cung cấp, phù hợp với đặc điểm tình hình và môi trường ở Việt Nam. Mục đích mang lại giá trị tốt và phù hợp nhất cho BGF và cho khách hàng.
Ông Lâm Hải Châu, CEO Tập đoàn BGF
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Hải Châu, CEO Tập đoàn BGF, cho biết, chín năm qua, Tập đoàn BGF đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô thông qua việc xây dựng các trang trại chăn nuôi, nhà máy thực phẩm và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng.
“Nhà máy sản xuất Thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Bình Định đi vào hoạt động sẽ góp phần đưa các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao phục vụ cho thị trường miền Trung và Tây Nguyên, là tiền đề để tiến tới triển khai hệ thống trại giống và chế biến thực phẩm trong tương lai của BGF”, ông Lâm Hải Châu nhấn mạnh.
Ông Cao Thanh Thương, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định
Đánh giá cao việc xây dựng BIGRFEED Bình Định, ông Cao Thanh Thương, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cho biết, BIGRFEED Bình Định là dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô tương đối lớn, được đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, đảm bảo các điều kiện về môi trường. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp vào ngân sách địa phương, gia tăng chỉ số phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp của thị xã An Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
BIGRFEED Bình Định trang bị hệ thống robot đóng bao và xếp hàng tự động
Nhà máy mới được trang bị các trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, bao gồm hệ thống robot đóng bao và xếp hàng tiên tiến. Nguyên liệu đầu vào và đầu ra đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo đáp ứng chất lượng cao nhất. Điểm nổi bật của nhà máy là hệ thống quản lý chất lượng và công nghệ bồn ủ làm chín nguyên liệu, một bước đột phá giúp tối ưu hóa chất lượng thức ăn, kích thích thèm ăn và tiêu hóa tốt, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tối ưu cho vật nuôi.
Với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm dày dặn, BGF tự tin mang đến những sản phẩm vượt trội, góp phần nâng cao sản phẩm chăn nuôi, hứa hẹn mang đến những đóng góp tích cực và bền vững cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Bằng sự tâm huyết đúng đắn, BGF tin tưởng sẽ viết tiếp câu chuyện thành công trên thị trường thức ăn chăn nuôi chất lượng cao tại Việt Nam, hướng tới chinh phục thị trường quốc tế.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ khánh thành Nhà máy Thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Bình Định:
Bài và ảnh: Phạm Huệ
- Khánh thành nhà máy li>
- BGF GROUP li>
- Bigrfeed li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Nhà vận chuyển giá mềm
Lấy cám trực tiếp với công ty được không ạ