Tỉnh Bình Ðịnh đang định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao tại Khu chăn nuôi trang trại tập trung Nhơn Tân (xã Nhơn Tân, TX An Nhơn).
Khu chăn nuôi trang trại tập trung (CNTTTT) Nhơn Tân rộng 200 ha, hiện có 5 DN, 1 đơn vị nghiên cứu (thuộc Trường ĐH Quy Nhơn) và 9 hộ dân được tỉnh cho thuê đất dài hạn với giá ưu đãi, đang thực hiện các dự án đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, một số DN đã phát triển chăn nuôi quy mô lớn và khép kín, ứng dụng công nghệ cao, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.
Điển hình như Trang trại bò sữa Vinamilk Bình Định của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam, có diện tích gần 98 ha. Chủ đầu tư sử dụng một phần diện tích để xây dựng 4 dãy chuồng riêng biệt thả nuôi 2.000 con bò sữa, trong đó có 1.000 con đang khai thác sữa. Ông Bùi Văn Toại, Giám đốc Trang trại bò sữa Vinamilk Bình Định, cho hay: “Trang trại luôn đảm bảo đàn bò sinh trưởng, phát triển trong môi trường tốt nhất, đang áp dụng quy trình công nghệ chăn nuôi hiện đại, đạt tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP). Bình quân mỗi ngày trang trại thu được từ 26 – 31 tấn sữa”.
Trại chăn nuôi heo giống của Công ty TNHH Mavin Ausfeed Bình Định (thuộc Tập đoàn Mavin) cũng được thiết kế, vận hành theo quy trình khép kín. Các dãy chuồng nuôi từng loại heo giống đều có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, hệ thống cung cấp thức ăn, vệ sinh chuồng trại tự động. Liều lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn cho heo cũng được máy pha trộn sẵn, đủ lượng và chất dinh dưỡng theo trọng lượng, độ tuổi và sức khỏe của heo. Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin, cho biết: “Lợi ích của việc đầu tư trang thiết bị hiện đại là hạn chế tối đa chi phí đầu vào, kiểm soát tốt toàn bộ quy trình quản lý, chăm sóc, phòng dịch bệnh, tạo ra heo giống chất lượng cao, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh thực phẩm. Bình quân mỗi năm, Trại chăn nuôi tại Nhơn Tân cung cấp 10.000 con heo nái giống chất lượng cao, góp phần giúp Tập đoàn Mavin duy trì 5% thị phần heo giống tại Việt Nam. Chúng tôi đang xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm tại Khu CNTTTT Nhơn Tân để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu”.
Được tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, một số DN và chủ trang trại khác cũng đã và đang đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm khép kín, ứng dụng công nghệ cao. Riêng Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đang đầu tư 226 tỷ đồng xây dựng cơ sở sản xuất gà giống bố mẹ công nghệ cao với quy mô 500 nghìn con, dự kiến mỗi năm sẽ sản xuất, tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu 30 triệu con gà con 1 ngày tuổi.
Tỉnh Bình Định đã đăng ký với Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ phát triển Khu CNTTTT Nhơn Tân theo hướng trở thành khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp kiểm tra, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển chăn nuôi tại Khu CNTTTT Nhơn Tân. Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Qua kiểm tra, vẫn còn những DN, chủ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa đầu tư theo đúng dự án đã được tỉnh phê duyệt. Chúng tôi đang yêu cầu các đơn vị này điều chỉnh dự án theo hướng tăng quy mô chăn nuôi, đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng bộ tiêu chí chăn nuôi theo hướng công nghệ cao tại khu vực này để thu hút nhà đầu tư có đủ điều kiện tham gia”.
Các sở, ngành liên quan cũng đang kiểm tra hồ sơ thuê đất, sử dụng đất của các chủ trang trại, tính toán lại giá cho thuê đất tại Khu CNTTTT Nhơn Tân; yêu cầu các chủ đầu tư phải có dự án chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, thời gian thực hiện đến hết tháng 9.2020. Sau đó, nếu chủ đầu tư không thực hiện theo đúng yêu cầu thì các sở, ngành của tỉnh báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chấm dứt hoạt động dự án để làm cơ sở thu hồi diện tích thuê đất.
TIẾN SỸ
- Nhơn Tân li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất