[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 12/12/2022, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023; được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khống chế bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa người và động vật.
Bên trong một trại chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Dương
Cần thiết phải có chính sách cụ thể chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh động vật vẫn còn diễn biến phức tạp, đã có các bệnh trên động vật mới xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam (bệnh Dịch tả heo châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu bò) gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước và thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Đồng thời bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa người và động vật (bệnh Cúm gia cầm) vẫn luôn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Riêng trong năm 2019, bệnh Dịch tả heo Châu Phi bùng phát trên cả nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung ứng thực phẩm và chỉ số giá tiêu dùng, gây thiệt hại cho ngân sách của tỉnh Bình Dương trên 160 tỷ đồng (buộc tiêu hủy trên 87.116 con heo), chưa bao gồm thiệt hại trực tiếp đến người dân và ảnh hưởng môi trường.
Qua thực tiễn công tác phòng chống dịch đã cho thấy tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là giải pháp đóng vai trò hết sức quan trọng để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật có hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế triển khai giải pháp tiêm vắc xin, có không ít cơ sở chăn nuôi không phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện tiêm phòng vì sợ tốn kém chi phí. Điều này có thể làm phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại các cơ sở chăn nuôi này, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng tại tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, tỉnh Bình Dương là một trong các tỉnh thuộc Dự án xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới, dựa trên Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 – 2030, và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc đẩy mạnh tổ chức xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Do đó, cần thiết phải có một chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh cho người dân để chủ động thực hiện triệt để và có hiệu quả giải pháp tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định hiện hành; góp phần xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật theo tiêu chuẩn Tổ chức Thú y thế giới của tỉnh Bình Dương và của quốc gia.
Chính sách hỗ trợ kinh phí mua vắc xin, kinh phí tổ chức tiêm phòng
Từ những lý do nêu trên, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định ban hành Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 về việc Quy định Chính sách hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung cơ bản của Nghị quyết như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ kinh phí mua vắc xin, kinh phí tổ chức tiêm phòng từ ngân sách nhà nước để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối tượng hỗ trợ và điều kiện để được hỗ trợ:
a. Cơ sở chăn nuôi chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh động vật và đáp ứng các tiêu chí sau:
Cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) có tổng đàn từ 2.000 con (hai nghìn con) trở xuống.
Cơ sở chăn nuôi heo có tổng đàn từ 50 con (năm mươi con) trở xuống và không bao gồm heo con theo mẹ.
Cơ sở chăn nuôi trâu, bò có tổng đàn từ 15 con (mười lăm con) trở xuống.
Cơ sở chăn nuôi dê, cừu có tổng đàn từ 150 con (một trăm năm mươi con) trở xuống.
Cơ sở chăn nuôi kết hợp nhiều loại gia súc và gia cầm vẫn được hỗ trợ theo đúng nội dung này.
b. Các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực thú y và các lực lượng tham gia công tác tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
c. Những đối tượng không được hưởng chính sách theo Nghị quyết này:
Cơ sở chăn nuôi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên. Cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở chăn nuôi theo hình thức gia công.
Các trường hợp đã được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức tiêm phòng theo quy định của Trung ương.
3. Nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ:
a. Hỗ trợ 100% kinh phí mua các loại vắc xin, bao gồm:
Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm. Vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng. Vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo cổ điển. Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Và các loại vắc xin khác để phòng bệnh thuộc Danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
b. Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin nêu trên cho các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực thú y và các lực lượng tham gia công tác tiêm vắc xin. Định mức chi trả kinh phí tổ chức tiêm phòng được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Hỗ trợ hộ chăn nuôi heo tại huyện Bàu Bàng tiêm vắc xin phòng bệnh
Có thể nói, Nghị quyết đã được xây dựng và ban hành với những quan điểm nhằm:
(1) Bảo đảm tính hợp pháp và tính thống nhất của nghị quyết trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện có liên quan nội dung nghị quyết. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết;
(2) Bảo đảm tính minh bạch trong nội dung nghị quyết ;
(3) Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành nghị quyết (4) Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận, dễ thực hiện nghị quyết; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Nguyễn Trung Nghĩa
Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bình Dương
Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết sẽ là cơ sở pháp lý triển khai giải pháp tiêm các loại vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả heo cổ điển, Viêm da nổi cục trên trâu bò và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác hoặc bệnh mới xuất hiện để phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Từ nghị quyết, cơ quan chức năng cũng sẽ huy động được nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật, hỗ trợ kinh phí để phòng chống dịch bệnh động vật nhằm bảo đảm thi hành pháp luật nhà nước theo quy định tại Điều 5 và Điều 9 của Luật Thú y. Từ đó đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khống chế bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa người và động vật; góp phần cung ứng đầy đủ nguồn thực phẩm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; hướng tới mục tiêu xuất khẩu sản phẩm động vật để tăng thu nhập cho người dân và phát huy tiềm năng, lợi thế hiện có của ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương./.
Quý độc giả có thể xem toàn văn Nghị quyết: NQ11-2022-tiem vac xin-HDND-22
- Bình Dương li>
- hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất