[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 11 cơ sở nuôi nhốt Gấu. Qua tuyên truyền, vận động, một số chủ nuôi đồng ý tự nguyện chuyển giao Gấu cho các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Nhà nước.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2017, ước tính có khoảng 936 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong các trang trại. Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương, năm 2018 riêng ở địa bàn tỉnh Bình Dương có 11 hộ nuôi với tổng số 56 cá thể gấu được nuôi nhốt. Các nhà nghiên cứu về động vật hoang dã cho rằng, số lượng gấu ngoài tự nhiên còn rất ít so với số lượng gấu đang bị nuôi nhốt. Mặc dù cũng có những ghi nhận về việc gấu sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt nhưng hầu hết các cá thể gấu đang được nuôi trong trang trại đều có nguồn gốc từ tự nhiên.
Cả hai loài Gấu của Việt Nam: Gấu ngựa (Ursus Thibetanus) và Gấu chó (Helarctos malayanus) đều được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất, nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Theo đó, việc săn, bắn, bẫy, tàng trữ, giết mổ, buôn bán hay quảng cáo Gấu và các sản phẩm từ Gấu đều là những hành vi vi phạm pháp luật.
Các hành vi vi phạm liên quan đến Gấu, tùy theo mức độ nghiêm trọng và tang vật có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền tối đa là 2 tỷ đồng hoặc phạt tù 15 năm (Điều 244, Bộ luật Hình sự 2015 – sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018).
Ký biên bản bàn giao ( Ảnh: Trần Thị Nhung)
Ngoài ra, gấu được bảo vệ theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES.
Để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn Gấu (loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ), tỉnh đã thành lập tổ công tác liên ngành đến từng hộ gia đình nuôi Gấu tuyên truyền, vận động chủ cơ sở nuôi tự nguyện giao nộp Gấu cho Nhà nước.
Đồng thời, yêu cầu các chủ nuôi ký cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý hoạt động nuôi Gấu, không sử dụng Gấu nuôi vào mục đích chích, hút mật, không để Gấu bị bỏ đói, rét hoặc ốm, chết không rõ nguyên nhân.
Đoàn kiểm tra của Chi cục Kiểm Lâm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) đã phối hợp với Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam – Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tiến hành giám sát quá trình vận chuyển Gấu tại địa chỉ 22/3 khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An của cơ sở chăn nuôi Gấu của ông Nguyễn Ngọc Tiến và bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Đoàn ghi nhận có 06 (sáu) cá thể Gấu ngựa (Ursus thibetanus) trong tổng số 25 cá thể Gấu ngựa của gia đình anh Tiến, chị Oanh được gửi cho Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam. Hiện tại các cá thể Gấu đều khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường, không ốm đau, dịch bệnh, chuồng trại nuôi kiên cố.
Gấu vận chuyển lên xe về Vườn Quốc Gia Tam Đảo (Ảnh : Trần Thị Nhung)
Điểm đặc biệt là những cá thể Gấu ngựa này được đưa ra Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam – Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Theo đơn đề nghị tự nguyện giao Gấu cho Nhà nước ngày 16/11/2017 của ông Nguyễn Ngọc Tiến và bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh. Điều này cũng thể hiện nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, trong đó Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bình Dương đã tuyên truyền và vận động chủ nuôi bàn giao gấu khi họ không còn đủ khả năng về tài chính, để chăm sóc những cá thể gấu này tốt hơn.
Trong thời gian tới nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản về vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, chế độ chăm sóc cho Gấu, lực lượng chức năng đã định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát, theo dõi, quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã và thú hung dữ đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi./.
Trần Thị Nhung
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bình Dương
- động vật hoang dã li>
- gấu ngựa li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất