Cuối năm 2023, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bình Gia đã triển khai dự án chăn nuôi gà dưới tán rừng hồi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Mô hình đã và đang là hướng đi góp phần giúp người dân huyện Bình Gia phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Người dân xã Quang Trung, huyện Bình Gia chăm sóc đàn gà chăn thả dưới tán rừng hồi
Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo hiệu quả, từ tháng 12/2023, Phòng NN&PTNT huyện Bình Gia đã triển khai dự án chăn nuôi gà dưới tán rừng hồi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với tổng kinh phí hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng. Theo đó, 11 hộ dân tại xã Quang Trung đáp ứng đủ các điều kiện về quy mô chuồng trại; kinh phí đối ứng để tham gia dự án. Cụ thể, các hộ dân tham gia dự án được hỗ trợ 6.300 con gà giống; gần 36 tấn thức ăn, thuốc thú y các loại… để phát triển chăn nuôi. Đặc biệt, tham gia dự án, các hộ dân được Hợp tác xã (HTX) Hà Thành và HTX Thành Lộc (huyện Lộc Bình) ký hợp đồng bao tiêu gà thương phẩm (gà ri hoa mơ, gà ri thiến, gà 6 ngón) với giá ổn định.
Sau hơn 6 tháng, đàn gà phát triển tốt, trọng lượng gà ri thương phẩm đạt từ 2,5 đến 4 kg/con. Hiện nay, các HTX đã tiến hành thu mua gà ri thương phẩm của người dân với giá cam kết 130.000 đồng/kg.
Anh Hoàng Văn Tám, thôn Bản Quần, xã Quang Trung cho biết: Tháng 6/2024, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ 1.500 con gà ri giống để chăn thả dưới tán rừng hồi; được hỗ trợ hơn 8 tấn thức ăn hỗn hợp; vắc – xin, thuốc sát trùng. Ngoài ra, gia đình còn được tham gia 2 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đàn gà; được cán bộ chuyên môn huyện và xã trực tiếp hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng bệnh… Nhờ đó, đàn gà của gia đình phát triển tốt, ít bệnh. Đến nay, gia đình đã xuất bán 2,7 tấn gà ri thương phẩm với giá 130.000 đồng/kg, đem lại doanh thu trên 350 triệu đồng. Với hiệu quả từ mô hình, gia đình tôi dự kiến sau Tết Nguyên đán sẽ tiếp tục tái đàn với quy mô từ 1.000 đến 1.500 con.
Tương tự gia đình anh Tám, hiện nay các gia đình tham gia dự án đều đã xuất bán gà ri thương phẩm. Riêng đối với gà 6 ngón, do chưa đủ thời gian cũng như trọng lượng (trọng lượng hiện đạt từ 1,8 đến 2,5 kg/con) nên hiện người dân vẫn đang tiếp tục chăm sóc. HTX Hà Thành và HTX Thành Lộc sẽ thu mua toàn bộ gà 6 ngón thương phẩm trong thời gian tới.
Ông Lương Đình Chuyên, Chủ tịch UBND xã Quang Trung cho biết: Trên địa bàn xã có gần 1.000 ha hồi, là điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi gà thả dưới tán rừng hồi. Vừa qua, 11 hộ dân trên địa bàn xã đã được hỗ trợ triển khai mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi. Bước đầu đánh giá, mô hình phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đàn gà phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục định hướng, tuyên truyền bà con tái đàn và hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình.
Đến thời điểm hiện tại, HTX Hà Thành và HTX Thành Lộc đã thu mua trên 95% tổng đàn gà ri thương phẩm. Sau 6 tháng chăm sóc, với quy mô nuôi 1.000 con/lứa, người dân thu lãi từ 52 đến 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Ông Lương Ngọc Toản, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Với hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại, hiện nay từ nguồn vốn sự nghiệp của huyện, Phòng NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ người dân một số xã: Hồng Phong, Tân Văn, Thiện Hoà và thị trấn Bình Gia con giống, thức ăn và kỹ thuật để nhân rộng mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng hồi với tổng kinh phí 344 triệu đồng. Theo đó, 10 hộ dân tham gia dự án đã được tham quan học tập thực tế tại các mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng hồi triển khai hiệu quả trên địa bàn huyện; được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đàn gà. Dự kiến người dân sẽ nhận hỗ trợ 2.500 con gà giống và thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới.
Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của phòng chuyên môn huyện, cuối năm 2024, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT cũng triển khai khảo sát thực tế, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi gà 6 ngón thương phẩm theo chuỗi giá trị tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia. Theo đó, 8 hộ dân trên địa bàn xã được hỗ trợ 3.000 con gà giống và thức ăn để phát triển chăn nuôi. Hiện đàn gà đang được người dân tích cực chăm sóc, phát triển tốt.
Có thể thấy, mô hình nuôi gà chăn thả dưới tán rừng hồi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã và đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế. Qua đó, tạo thêm sinh kế, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
- mô hình nuôi gà li> ul>
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
Tin mới nhất
T4,15/01/2025
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất