Bò BBB: Chìa khóa cải thiện năng suất bò thịt tại Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bò BBB: Chìa khóa cải thiện năng suất bò thịt tại Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bò BBB là một giống bò nổi tiếng tại Bỉ, có nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam. Vì vậy, tinh bò BBB và bò đực giống BBB đã được Bỉ cung cấp cho Việt Nam nhằm cung ứng nguồn tinh, phục vụ cho việc lai tạo bò thịt ở nước ta.

     

    Đây là nội dung chính của hội thảo chuyên đề “Bò Blanc Bleu Belge (BBB) ở Việt Nam”, do Nhóm nghiên cứu mạnh Giống và Công nghệ chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì ngày 28/11. Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về công tác giống và định hướng phát triển sử dụng bò BBB ở Việt Nam trong những năm tới.

     

    Tại buổi hội thảo, Giáo sư Pascal Leroy đến từ trường Đại học Liege, Vương quốc Bỉ đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của bò BBB tại Bỉ cũng như quá trình nhân giống và tiềm năng của giống bò này. Ban đầu, bò này được tạo ra do lai giữa bò Friesian với bò Shorthorn vào cuối thế kỷ XIX, sau đó được lai tiếp với bò Charolais vào đầu thế kỷ XX. Lúc đầu bò mang tên Hesbignon End of Durham (1896), sau đó đổi sang tên Blanche de la Moyenne et Haute Belgique (1938). Trải qua quá trình chọn lọc nghiêm ngặt theo dòng từ một đột biến gen từ con lai nói trên đã hình thành nên giống bò này. Bò được đặt tên chính thức là Blanc Bleu Belge từ năm 1973. Bên cạnh đó, Giáo sư Pascal Leroy cũng đã giới thiệu việc sử dụng bò BBB trong tại một số quốc gia ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á.

     

    Giáo sư Pascal Leroy giới thiệu về giống bò BBB của Bỉ

     

    Tỷ lệ bò lai của Việt Nam tăng trưởng qua các năm

     

    Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), số lượng đàn bò tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đã có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Năm 2022, tổng lượng đàn bò tại Việt Nam đạt hơn 6,3 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng ghi nhận tăng. Năm 2022, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tại Việt Nam đạt 481,4 nghìn tấn, tăng bình quân 3,63% mỗi năm. Phân bố số lượng bò cũng có sự khác biệt giữa các vùng. Trong đó, số lượng đàn bò tập trung nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm 38%. Một số giống bò nội phổ biến hiện nay tại Việt Nam là bò vàng, bò u đầu rìu, bò H’Mong. Đặc điểm chung của các giống bò này là tầm vóc khiêm tốn, khối lượng trưởng thành từ 160-250 kg/con. Các giống bò nhập nội tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: Bò BBB, Barhman, Sahiwal… đều là những giống bò phù hợp để phối giống lai tạo bò F1 BBB.  

     ​

    Theo TS. Nguyễn Khắc Hùng, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tại Việt Nam chủ yếu vẫn là giống bò vàng, thể trạng nhỏ, sản lượng thịt thấp. Nhằm cải thiện chất lượng bò nuôi tại Việt Nam, Chính phủ đã triển khai các chương trình “Shin hóa”, “Zebu hóa”, tỷ lệ bò lai đã tăng lên đáng kể, chiếm trên 60%. Tổng lượng thịt hơi cũng tăng lên qua các năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Tuy nhiên, so sánh với các giống bò thịt chuyên dụng trên thế giới thì tầm vóc, năng suất của những giống bò đang nuôi tại Việt Nam vẫn còn thấp. Thực tế đó đặt ra yêu cầu, cần phải cải tạo giống bò địa phương, phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt.

     

    Bò BBB: Cải thiện khối lượng và chất lượng bò thịt Việt Nam

     

    Bò BBB là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ, với cơ bắp rất phát triển. Đây là giống bò tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt cao, thích nghi tốt, dễ nuôi. Khi lai bò BBB với bò lai Sind thì sức sản xuất, khả năng tăng trọng và chất lượng thịt của con bê lai F1 này tốt hơn bê lai các giống khác. Do việc chăn nuôi bò BBB lai mang lại hiệu quả cao vì vậy nhu cầu về tinh bò BBB trong chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam là rất lớn. 

     

    Là địa phương đầu tiên trong cả nước lai tạo, phát triển thành công giống bò F1 BBB, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, Hà Nội đã có quá trình nghiên cứu tạo bò F1 BBB bài bản. Với quy mô 50.000 con bò cái nền và trên 30.000 hộ tham gia. Trung bình mỗi năm có trên 50.000 bê lai hướng thịt được sinh ra. Khối lượng bê thịt chất lượng cao sơ sinh từ 28 – 35 kg/con (bình quân 30,5 kg/con), bò F1 BBB thời điểm trưởng thành 18 – 24 tháng tuổi con cái đạt 400 – 500 kg/con; con đực đạt 600 – 700kg. ​

     

    Đến thời điểm hiện tại Hà Nội đã tạo ra trên 300.000 con bò F1 BBB, bò mẹ mang thai đều đẻ thường. Đàn bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, truyền thống, bê F1 BBB tăng trọng bình quân là 26 – 30 kg/tháng. Bê dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh thích nghi tốt điều kiện khí hậu của Việt Nam. Khả năng tăng trọng trong các giai đoạn tuổi từ sơ sinh đến khi giết mổ đều đạt cao hơn các giống bò thịt lai khác đang nuôi tại Việt Nam từ 20 – 30%. ​Thịt bê F1 tại thời điểm 18 – 24 tháng tuổi, chất lượng thịt thơm ngon, mềm và đạt tỷ lệ thịt cao, khoảng 63% thịt xẻ và 53% thịt tinh. ​

     

    Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giống gia súc Hà Nội nhận định, khi lai bò BBB với bò cái lai Zebu đã cho kết quả tốt như tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao, chất lượng thịt tốt, thơm ngon và dinh dưỡng cao. Đặc biệt, bò F1 không có hiện tượng đẻ khó, không phải can thiệp khi bò mẹ sinh con và đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho người chăn nuôi. Đàn bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Đồng thời, khi lai tạo 2 giống bò này đã giúp giải quyết được các vấn đề cả về tốc độ phát triển, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố (bò siêu thịt BBB) và sự thích nghi với môi trường sống của bò mẹ (bò lai Zebu) tại Việt Nam.

     

    Hiện nay, bê F1 BBB sau cai sữa (khoảng 04 – 6 tháng) được tiêu thụ với giá cao (20 – 26 triệu/con). Giá trị sản lượng do chăn nuôi bê F1 BBB sản xuất ra đạt khoảng trên 15.000 tỷ đồng, giá trị gia tăng đem lại cho bà con nông dân từ chăn nuôi bê F1 BBB so với chăn nuôi bê lai thịt khác khoảng 4.000 tỷ đồng. ​

     

    Đại học Liege (Bỉ) và Học viện Nông nghiệp Việt nam: Hợp tác hoàn thiện kỹ thuật nuôi bò BBB

     

    Trong những năm qua, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có mối quan hệ rất chặt chẽ và lâu dài với các trường đại học thuộc cộng đồng nói tiếng Pháp tại Bỉ, đặc biệt là Đại học Liege (Bỉ). Các trường đại học của Bỉ đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong đó có việc phát triển các giống vật nuôi ở Việt Nam.

     

    Phát biểu tại hội thảo, bà Pascale Delcomminette, Giám đốc điều hành Cơ quan Đầu tư & Xuất khẩu Wallonia (AWEX) và Wallonia Brussels International (WBI) (Bỉ) cho rằng, thông qua chương trình hợp tác giữa Đại học Liege (Bỉ) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, giống bò BBB đã được biết khá phổ biến ở Việt Nam và bò lai BBB đã xuất hiện ở nhiều vùng vùng nông thôn Việt Nam. “Mối quan hệ giữa Bỉ và Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao kiến thức mà còn là hoàn thiện về kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt đến những người nông dân tại Việt Nam trong thời gian tới”, bà Pascale nhấn mạnh.

     

    Theo bà Pascale, Việt Nam và Bỉ có sự khác nhau về điều kiện khí hậu, bởi vậy để đảm bảo nuôi thành công, khi về Việt Nam giống bò BBB cần được điều chỉnh, chăm sóc để thích nghi được với môi trường tại đây. Vậy nên, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu và nhà chăn nuôi để cải thiện, điều chỉnh.

     

    “Đây có thể coi là một chương trình hợp tác đặc biệt. Bắt đầu từ nghiên cứu từ các trường đại học và đi vào thực tiễn áp dụng cho người chăn nuôi, trực tiếp góp phần phát triển kinh tế, thương mại…Ý tưởng này bảo vệ được nguồn gốc giống bò Việt Nam, nhưng đồng thời cũng cải tạo, tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế, phục vụ cho kinh tế người nông dân Việt Nam”, bà Pascale kết luận.

    Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu đại diện cho cơ quan nhà nước, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tới tham dự

     

    Kết thúc buổi hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và những ưu nhược điểm của bò BBB khi lai với bò cái nền Zebu để tạo con lai thương phẩm ở Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có sự phối hợp giữa các bên có liên quan từ phía Bỉ và Việt Nam để nghiên cứu và phát triển bò BBB ở Việt Nam.

     

    Phạm Huệ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.