Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng tình trạng buôn bán gia cầm trái phép là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Buôn bán gia cầm lậu là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05 – thuộc Bộ Công an) và các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương, trong đó có tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…
Phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng tình trạng buôn bán gia cầm trái phép là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân, gây bức xúc trong xã hội.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị C05 chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng quản lý thị trường, hải quan, thú y và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị lực lượng C05 tại các địa phương lập chuyên án, đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; phối hợp, hỗ trợ xử lý số lượng gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển trái phép, buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các bên tăng cường phối hợp lực lượng chức năng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các chợ đầu mối để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan, chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực và khẩn trương thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các chợ đầu mối để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép.
Trường hợp bắt được các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì các địa phương phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).
Các cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương khẩn trương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc.
Ban chỉ đạo 389 của địa phương chủ động triển khai các hoạt động, giải pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật; phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh./.
Hồng Kiều (Vietnam+)
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
Tin mới nhất
T7,05/04/2025
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất