Nguồn lực trên đã và đang được Bộ NN-PTNT cùng các nhà tài trợ chuyển đến người dân để bà con tái thiết sản xuất, ổn định đời sống.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ, trong suốt thời gian vừa qua Bộ NN-PTNT cùng Chính phủ và các Bộ, ngành đi tiên phong trong phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng đang triển khai chỉ đạo phục hồi sản xuất sau bão lũ ở cả bốn lĩnh vực: chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt và lâm nghiệp.
Trong lĩnh vực trồng trọt, Bộ đã ký xuất dự trữ giống quốc gia phục vụ sản xuất vụ đông xuân. Đối với phục hồi chăn nuôi, ngoài việc cấp hóa chất để vệ sinh môi trường, xử lý tiêu độc khử trùng xác động vật chết để đảm bảo an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi, Bộ NN-PTNT đã và đang huy động được 1 triệu con gia cầm kèm theo thức ăn, vắc xin, thuốc thú y để tổ chức cho bà con bị thiệt hại do lũ lụt phục hồi kinh tế.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT tại cuộc họp về tái thiết sản xuất sau lũ tại các tỉnh miền Trung. Ảnh: Minh Phúc.
Dự kiến những lứa gà do Bộ NN-PTNT hỗ trợ sẽ được xuất bán được vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán để người dân ổn định cuộc sống.
Nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT đã gửi văn bản nhằm huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ người dân miền Trung tái thiết sau lũ dữ. Ảnh: Minh Phúc.
Nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT đã gửi văn bản nhằm huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ người dân miền Trung tái thiết sau lũ dữ. Ảnh: Minh Phúc.
Tổng cục Thủy sản cũng đã huy động được giống, thức ăn và thuốc sát trùng, đồng thời Bộ sẽ cử các đoàn công tác của Cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình mẫu để tạo sức lan tỏa rộng khắp ra các khu vực.
Ước tính tổng nguồn lực do Bộ NN-PTNT huy động để hỗ trợ các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ trong thời gian vừa qua khoảng 100 tỷ đồng. Nguồn lực này đã và đang được chuyển đến 5 tỉnh Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam và một số đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân khu 5.
Tại cuộc họp bàn về tái thiết sau lũ tại các tỉnh miền Trung vào sáng 5/11, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: “Hiện nay, thứ bà con cần nhất là giống, vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp để ổn định cuộc sống. Trong các giống vật nuôi, chúng ta cần đặt trọng tâm vào hỗ trợ giống gia cầm, thủy cầm. Bởi đây là các đối tượng dễ nuôi và thời gian thu hồi vốn nhanh”.
Ngoài hỗ trợ giống, Cục Chăn nuôi đã và đang kêu gọi các doanh nghiệp cùng đồng hành để hỗ trợ bà con nguồn thức ăn (300 tấn) để nuôi đàn gia cầm.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, có 7 tỉnh miền Trung gửi văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ về thủy sản. Tổng cục đã cử người tham gia cùng đoàn công tác của Bộ vào các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai để nắm bắt tình hình và hướng dẫn bà con cải tạo ao, đầm, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Cục Thú y cũng đã gửi văn bản đề nghị một số doanh nghiệp cung ứng thuốc thú y ủng hộ hơn 1 triệu liều vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm (trong trương trình huy động hỗ trợ đồng bào miền Trung) để đảm bảo đàn vật nuôi không xảy ra dịch bệnh.
Minh Phúc
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất