Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa có văn bản Thông báo số 01- TB/BCĐ ký ngày 10/12/2024 gửi các cơ quan trực thuộc Bộ này về sắp xếp việc sắp xếp tinh gọn bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy, đối với các Cục, hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thành Cục Chăn nuôi – Thú y.
Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu tạm dừng việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức; bổ nhiệm, cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ cao hơn hoặc cho chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ kể từ ngày 1/12/2024 đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Bộ..
Trụ sở Bộ NN&PTNT tại số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị tại Công văn số 12400-CV/VPTW ngày 30/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa có văn bản Thông báo số 01- TB/BCĐ ký ngày 10/12/2024 gửi các cơ quan trực thuộc Bộ này về sắp xếp việc sắp xếp tinh gọn bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu tạm dừng việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức; bổ nhiệm, cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ cao hơn hoặc cho chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ kể từ ngày 1/12/2024 đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Bộ.
Về định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Lê minh Hoan yêu cầu kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo yêu cầu và kế hoạch của Bộ Chính trị.
Đối với định hướng sắp xếp các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục duy trì 2 Cục: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Tiếp tục duy trì 6 đơn vị tham mưu tổng hợp, sẽ hợp nhất với các đơn vị tương ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm: Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ. Hợp nhất Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính, đồng thời, hợp nhất với Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Về phía các Cục: Hợp nhất Cục Thủy lợi và Cục Quản lý Xây dựng công trình thành Cục Quản lý và Xây dựng công trình Thủy lợi. Hợp nhất Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật thành Cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật. Hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thành Cục Chăn nuôi – Thú y. Hợp nhất Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm thành Cục Lâm nghiệp – Kiểm lâm. Hợp nhất Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thành Cục Thủy sản – Kiểm ngư.
Tiếp tục duy trì 5 đơn vị có tên trong cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định số 105/2022/NĐ-CP, bao gồm: Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp. Các đơn vị này sẽ hợp nhất với các đơn vị có chức năng tương ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi sáp nhập.
Tiếp tục duy trì Trung tâm Khuyến nông quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ. Tiếp tục duy trì Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn theo hướng không thuộc cơ cấu tổ chức và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ: tiếp tục nghiên cứu các phương án, sắp xếp, tổ chức lại trong quá trình hợp nhất hai Bộ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan giao Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Chăn nuôi; Cục Thú y; Cục Thủy sản; Cục Kiểm ngư; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Vụ Khoa học và Công nghệ; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp được giao trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Thủy lợi; Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai; Cục Quản lý Xây dựng công trình; Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh tra Bộ.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam được giao trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp nông thôn; Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
Thứ trưởng Hoàng Trung có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ thực vật; Vụ Tài chính; Vụ Kế hoạch; Vụ Hợp tác quốc tế. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm.
Thứ trưởng Võ Văn Hưng xây dựng Đề án của các đơn vị: Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
BỘ MỚI SẼ CÓ 29 TỔ CHỨC TRỰC THUỘC
Thực hiện Kế hoạch số 41 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố ngày 6/12/2024, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên – Môi trường sẽ tiến hành hợp nhất.
Ban đầu Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên – Môi trường hợp nhất, dự kiến sẽ lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 10/12/2024 của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án hợp nhất Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã đề xuất bổ sung thêm cụm từ “Nông thôn” vào tên gọi của Bộ sau khi hợp nhất, cụ thể là: “Bộ Nông nghiệp, Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường”. Sau đó, Ban chỉ đạo đã thống nhất với đề xuất trên.
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường: Dự kiến sau khi sáp nhập, tinh gọn cơ cấu tổ chức của Bộ sẽ giảm 1 Tổng cục, 4 Cục, Vụ/15 tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành. Đối với các đơn vị sự nghiệp, tiếp tục duy trì 4/5 đơn vị có tên trong cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định số 68 năm 2022.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Dự kiến sau khi sáp nhập, tinh gọn cơ cấu tổ chức của Bộ sẽ giảm 1/8 đơn vị tham mưu tổng hợp, giảm 3/13 Cục quản lý chuyên ngành. Đối với các đơn vị sự nghiệp, tiếp tục duy trì 6/7 đơn vị có tên trong cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định số 105 năm 2022. Như vậy, sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối sau khi hợp nhất hai Bộ
Trên cơ sở đề xuất sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hai Bộ. Ban chỉ đạo đã thống nhất đề xuất cơ cấu tổ chức của Bộ sau khi hợp nhất. Theo đó, tổ chức cơ cấu của Bộ mới có 29 tổ chức, gồm 8 đơn vị tham mưu tổng hợp, 17 đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành, 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước.
Cụ thể: 8 tổ chức tham mưu tổng hợp trên cơ sở hợp nhất các tổ chức có chức năng tương ứng của hai Bộ, gồm: Vụ Kế hoạch – Tài chính; Vụ Khoa học và Công nghệ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục Chuyển đổi số.
Cùng với đó, 17 tổ chức trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường và nông nghiệp nông thôn, gồm: Cục Quản lý đất đai; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục Bảo vệ môi trường; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Đo đạc, bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Cục Khí tượng Thủy văn; Cục Viễn thám quốc gia; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Quản lý đề điều và Phòng, chống thiên tai; Cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật; Cục Chăn nuôi – Thú y; Cục Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi; Cục Lâm nghiệp – Kiểm lâm; Cục Thủy sản; Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam/Cục Biển, Hải đảo và Kiểm ngư.
P.V
- Bộ NN&PTNT li> ul>
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
Tin mới nhất
CN,15/12/2024
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất