[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cúc vạn thọ là một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chất tạo màu tự nhiên, có nhiều ở Địa Trung Hải, châu Âu, châu Á và nhiều nơi ở Việt Nam.
Cúc Vạn Thọ chứa nhiều xanthophyll. Đây là một trong hai sắc tố thuộc loại carotenoid và có mặt hầu hết trong lá, hoa thực vật. Gà đẻ không thể tổng hợp sắc tố này, nhưng có khả năng vận chuyển khoảng 20 – 60% xanthophyll từ thức ăn vào lòng đỏ trứng. Xanthophyll cũng liên quan đến sinh trưởng và sức sản xuất của gia cầm.
Hình minh hoạ
Thí ngghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột cánh hoa cúc Vạn Thọ vào khẩu phần của gà Isa Brown đẻ trứng.
Nhóm tác giả đã chọn 75 gà đẻ trứng thương phẩm Isa Brown ở 26 tuần tuổi (tuần đẻ thứ 4), phân ngẫu nhiên vào 3 lô thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tổng số gà theo dõi là 225 con. Các chỉ tiêu theo dõi: lượng thức ăn thu nhận, tỉ lệ đẻ, năng suất trứng, tỉ lệ dập vỡ, dị hình, một số chỉ tiêu chất lượng trứng (khối lượng, chỉ số hình dạng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, độ dày vỏ trứng, chỉ số Haugh), tỉ lệ nuôi sống, khối lượng gà mái đẻ và hiệu quả.
Kết quả cho thấy, bột cánh hoa cúc Vạn Thọ là chất tạo màu tự nhiên có tác dụng tăng được màu lòng đỏ trứng gà một cách rõ rệt: sau 5 tuần lễ màu lòng đỏ đạt 10,33 với mức bổ sung 0,35% và 12,05 với mức bổ sung 0,70%, không bổ sung chỉ đạt 3,40. Việc bổ sung bột cánh hoa cúc Vạn Thọ không ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ, năng suất trứng và các chỉ tiêu về chất lượng trứng, khả năng thu nhận và tiêu tốn thức ăn. So sánh với không bổ sung, chênh lệch giữa giá bán trứng và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng tăng thêm là 1.271 đồng đối mức bổ sung 0,35% và 3.771 đồng đối với mức bổ sung 0,7%. Vì vậy, nên khuyến khích việc trồng, tận thu hoa Cúc vạn thọ và sản xuất chất tạo màu xanthophyll tự nhiên trong nước.
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Giang và Đặng Thúy Nhung
Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tác giả liên hệ: PGS TS Đặng Thúy Nhung; email: [email protected]
- chăn nuôi gia cầm li>
- gà đẻ trứng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Nhờ Tạp chí sửa giúp lại thông tin của các tác giả bài báo trên giúp tôi nhé. Trân trọng cảm ơn!