Chỉ sau một thời gian ngắn về với chủ mới, đàn bó tót lai Ninh Thuận như được “hồi sinh”. Và vui hơn, chúng đã có những “hậu duệ”.
Đàn bò tót lai đã vạm vỡ trở lại, sau khi Vườn quốc gia Phước Bình tiếp quản chăm sóc
Hồi hộp đón “hậu duệ”
Những ngày cuối năm, chúng tôi vượt gần 200km để đến “thăm” những con bò tót lai vốn gầy teo và “nổi như cồn” trên các mặt báo cách đây mấy tháng. Trong khuôn viên nuôi, thần sắc đàn bò nhìn khác hẳn, không tong teo như trước đây. Bò tót lai được gặm cỏ non, uống nước sạch mỗi ngày nên chúng nhanh khỏe, lông mượt mà, đen óng như đặc trưng vốn có của bò rừng tự nhiên.
Trước đây, đàn bò tót lai 11 con nằm trong dự án phục hồi bò tót lai quý hiếm, do Trung tâm Ứng dụng Khoa học – Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ dự án (thực hiện tại tỉnh Ninh Thuận). Cứ tưởng rằng, với nguồn đầu tư không nhỏ (hơn 5 tỷ đồng) cho dự án, đàn bò sẽ có những hồi sinh mạnh mẽ để bảo tồn nguồn gen quý. Nhưng trớ trêu, do chỉ toàn ăn rơm khô nên đàn bò tiều tụy, không còn sức sống. Sau khi dư luận phản ánh mạnh, 11 con bò tót nói trên được tỉnh Ninh Thuận giao cho Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình chăm sóc. Từ đó, đàn bò rừng lai một thời tưởng như đã chết nay sống lại, khỏe mạnh.
Chỉ vài tháng sau khi VQG Phước Bình nhận chăm sóc, đàn bò tót lai 11 con đã phục hồi, mập lên từng ngày. Đặc biệt, đầu tháng 12-2020, con bò tót cái lai F2 mà Trung tâm Ứng dụng Khoa học – Công nghệ tỉnh Lâm Đồng mua lại từ nhà ông Nguyễn Đình Tích (ngụ thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình) đã sinh 1 con bê cái khỏe mạnh, nặng khoảng 25kg.
Theo anh Võ Đăng Khiêm, nhân viên Phòng Khoa học hợp tác quốc tế VQG Phước Bình – người chăm sóc đàn bò tót lai, cho biết, bê con vừa sinh có những dấu hiệu hoang dã như vừa lọt lòng đã tự đứng dậy ngay. Tiếp sau đó, con bê có thể đi lại rất cứng cáp và chỉ 2 ngày sau, con bê hiếu động chạy nhảy quanh mẹ và khắp chuồng. “Khi bò lai F2 sinh bê con, tất cả anh em ở VQG Phước Bình rất hồi hộp, vui mừng, vì trước đây cũng như những con bò tót lai khác trong đàn, con bò mẹ lai F2 cũng bị đói gầy trơ xương nhưng còn phải nuôi thai”, anh Khiêm kể lại.
Lập tour du lịch “bò Tây”
Đến với VQG Phước Bình, khác với hình ảnh 11 con bò rừng lai trơ xương có nguy cơ chết đói, nay tất thảy 11 con bò tót lai đều phục hồi nhanh. Nếu như trước đây, đàn bò bị bỏ đói trông vẻ rất hiền vì kiệt sức thì nay đã trở nên hung dữ khi thấy người. Đó chính là bản năng hoang dã đã trở lại với đàn bò tót lai này. Riêng con bò F1 lớn nhất từng sắp chết vì đói, gần 2 tháng trước đã phục hồi rất nhanh, các cơ, u bắp nổi lên cuồn cuộn trông rất mạnh mẽ và có dấu hiệu “đầu đàn”.
Anh Nguyễn Văn Linh, nhân viên VQG Phước Bình, thông tin: “Kể từ khi đàn bò được chăm sóc đầy đủ thì nhiều con bắt đầu rượt đuổi nhau, tỏ ra hung dữ khi có người lạ. Đây là dấu hiệu sức khỏe đàn bò được hồi phục và trở lại bản năng hoang dã của bò rừng. Đàn bò cũng thể hiện sức mạnh của mình qua việc tranh giành thứ bậc. Con bò tót lai lớn nhất, khỏe nhất tỏ ra là con đầu đàn. Khi nó chưa ăn thì các con khác cũng không dám ăn và nó cũng giành quyền kiểm soát cả 5 con bò cái trong đàn để thể hiện uy lực”.
Chia sẻ niềm vui khi đàn bò rừng lai hồi sinh mỗi ngày, ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc VQG Phước Bình, cho biết sau khi nhận bàn giao đàn bò tót lai vào ngày 5-10-2020, được sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, VQG Phước Bình đã thực hiện chăm sóc phục hồi sức khỏe đàn bò với chế độ mỗi ngày một con bò tót lai được ăn 1,5kg thức ăn tinh, 30kg bắp sinh khối và 10kg cỏ tươi. Nhờ vậy, sức khỏe đàn bò đang phục hồi nhanh chóng, có khả năng sinh sản trong thời gian gần.
“Bò F2 sinh con là một tín hiệu vui, chứng minh cho việc đàn bò tót lai có thể sinh sản và bảo tồn được nguồn gen. Vui hơn là hiện UBND tỉnh Ninh Thuận đã đồng ý chủ trương lập dự án để chăm sóc, bảo vệ, phát triển đàn bò trong 5 năm tới với tổng kinh phí dự kiến 2,5 tỷ đồng. Riêng VQG Phước Bình đang xây dựng đề án nuôi đàn bò tót lai theo mô hình bán tự nhiên trên diện tích khoảng 5ha. Sắp tới, chúng tôi sẽ di dời 11 con bò tót lai từ chuồng cũ về địa điểm mới tại vườn thực vật của VQG. Xa hơn, có thể xây dựng điểm tham quan bò tót lai thành một tour du lịch, để mọi người dân có thể tham quan”, ông Vân chia sẻ.
VĂN NGỌC
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất