[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường; cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại giữa các nước lớn rất phức tạp, gay gắt.
Đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, làm thay đổi cách thức hoạt động kinh tế và thói quen tiêu dùng của người dân. Kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi, nhưng tăng trưởng chậm, không bền vững, có nhiều rủi ro, thách thức, khó lường.
Ngân hàng thế giới dự báo, giá nông lâm thủy sản tăng bình quân 5,7%/năm trong giai đoạn 2018 – 2026 và 2,6%/năm trong giai đoạn 2027 – 2030. Xu hướng bảo hộ gia tăng, các nước tăng cường áp dụng rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, việc đàm phán xuất khẩu nông sản vào một số thị trường lớn gặp nhiều khó khăn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Quá trình đô thị hóa, xu hướng tăng dân số và thu nhập ngày càng cao trên toàn cầu làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản, đòi hỏi chất lượng cao hơn, giàu dinh dưỡng, an toàn sức khỏe, thân thiện môi trường gắn với trách nhiệm xã hội. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến thực phẩm sạch, hữu cơ theo xu hướng “Tiêu dùng xanh”.
Nhiều giống mới, vật tư mới, công nghệ nuôi trồng, bảo quản và chế biến mới góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn đang nổi lên như một phương thức tiếp cận để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững.
Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tác động trực tiếp tới kinh tế, xã hội và môi trường, làm suy thoái đất và hệ sinh thái, giảm năng suất cây trồng, gia tăng dịch bệnh và các rủi ro về sức khỏe, gia tăng biến động trên thị trường nông sản. Dịch bệnh xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại khó lường.
Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng; hợp tác và trao đổi quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng.
C.N
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- cứu ngành chăn nuôi li> ul>
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất