Năm nay, hầu hết các loại cây ăn quả trên địa bàn Bắc Giang đều ra hoa sai, nhất là vải thiều. Nhờ vậy, các hộ nuôi ong có một mùa khai thác mật thuận lợi, thu nhập cao.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Công, xã Trường Sơn (Lục Nam) kiểm tra đàn ong mật
Mùa này, những vườn vải thiều ra thành từng chùm như những cây bông màu trắng ngà. Vì vậy, chủ ong tranh thủ đưa vật nuôi về khai thác mật.
Ông Hà Huy Lợi, bản Đồng Chủ, xã Tam Hiệp (Yên Thế) có gần 40 năm gắn bó với nghề nuôi ong vụ này thu được lợi nhuận lớn. Hơn 200 đàn ong được ông di chuyển từ tỉnh Hòa Bình về đã nhanh chóng thích ứng với môi trường mới.
Năm ngoái, vải thiều chỉ ra lộc mà không có hoa, đa phần chủ ong phải di chuyển sang tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng để khai thác mật hoa dại còn năm nay ngay tại quê, nhiều loài cây cùng trổ hoa, bung nở. Ước tính, đến nay ông Lợi thu khoảng 500 lít mật vải, bưởi, cao gần gấp đôi so với năm ngoái. Chỉ tay vào chiếc xe ô tô 7 chỗ gầm cao, ông nói, tất cả từ ong mà ra đấy!
Đến với nghề nuôi ong hơn 20 năm qua, anh Nguyễn Văn Công, thôn Khuân Liêng, xã Trường Sơn (Lục Nam) cũng có cuộc sống sung túc. Dưới nắng xuân chan hòa, đàn ong của gia đình anh cần mẫn hút mật hoa vải. Trời tạnh ráo, mật hoa dường như đặc hơn, bám vào mặt lá cây lấp lánh.
Lo khách bị ong đốt, anh Công dùng chiếc đèn chuyên dụng, đốt vài lá cây khô tạo ra khói để ong đỡ “dữ”. Hàng trăm thùng ong đặt trong vườn, cạnh tán cây xanh mát, tiếng ong vo ve trên đầu mà chúng tôi không lo bị châm.
Vừa cẩn thận kiểm tra từng thùng, anh Công vừa nhẩm tính, từ đầu vụ hoa vải đến nay thu được chừng 300 lít mật. Sản phẩm cung cấp cho khách ở TP Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội với giá bán 150 nghìn đồng/lít. Mỗi năm, anh để ra được khoảng 200 triệu đồng từ nuôi ong lấy mật.
Dịp này, không chỉ có người dân trong tỉnh, chủ ong ở khắp nơi trong cả nước đưa ong về Bắc Giang khai thác mật hoa. Theo Sở NN-PTNT Bắc Giang, ước tính có hàng trăm nghìn đàn tụ hội tại địa phương, trong đó địa bàn Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế ong về nhiều hơn cả bởi diện tích vải thiều, nhãn, xoài lớn.
Có thâm niên nuôi ong “du mục” gần chục năm, anh Nghiêm Văn Hợp, ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng di chuyển 350 đàn ong ngoại từ tỉnh Bình Dương về đặt tại thôn Trại Nội, xã Trường Sơn (huyện Lục Nam, Bắc Giang). Mỗi thùng ong nằm cách nhau chừng 1m, ngay hàng thẳng lối giữa vườn vải.
Trong vòng một tuần, anh Hợp thu gần 1.000 lít mật. Sở dĩ lượng sản phẩm nhiều như vậy là do ong ngoại cho năng suất cao, giá bán chỉ bằng một nửa so với mật ong nội, khoảng 80 nghìn đồng/lít.
Sang chiết mật ong bán cho khách
Quan sát hoa vải, hoa bưởi nở trắng, anh Hợp nói: “Khoảng nửa tháng nữa sẽ hết chu kỳ khai thác mật tại Bắc Giang, tôi lại đưa ong về một số tỉnh đồng bằng lấy mật hoa của cây sú, vẹt, hoa dại”.
Với người nuôi ong, cuộc sống nay đây, mai đó đã trở nên thân thuộc và theo quy luật. Như vậy mới giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh tế, không phải đầu tư thức ăn cho ong. Ngoài 60 tuổi, thời gian ông Lợi ở nhà chẳng được là bao. Một năm có 4 mùa thì chỉ có khoảng 40 – 50 ngày trong mùa xuân ông ở quê khai thác mật vải còn lại đưa ong theo những mùa hoa ở khắp các tỉnh phía Bắc lấy mật.
Đưa ong đến đâu, chủ ong đều liên hệ với chính quyền địa phương, chủ vườn để được tạo điều kiện tốt nhất. Coi những người dân sở tại như người nhà, sống cởi mở, gần gũi. Nhờ đó, đàn ong được giữ ổn định, không bị xáo trộn.
Hiện nay, điều lo ngại nhất của những người nuôi ong là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thực tế, sau mỗi mùa hoa không ít đàn ong bị chết do “dính” thuốc. Để bảo vệ sản xuất, người nuôi ong phải khảo sát kỹ địa hình, lượng hoa trước khi đưa ong đến khai thác mật. Riêng đối với vải thiều, khi cánh hoa xòe ra khoảng 20% mới nên đưa ong về.
Trường Sơn
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
Thời điểm này, người trồng vải không phun thuốc trừ sâu và cũng là lúc mật có nhiều nhất. Các chủ rừng, chủ vườn cũng cần tuân thủ quy trình chăm sóc cây trồng, chỉ phun thuốc hóa học khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ nhằm tạo điều kiện cho ong sinh sôi, nhả mật.
- nghề nuôi ong li>
- Bội thu li>
- nuôi ong li>
- nuôi ong du mục li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất