Hơn 50 con bò, cừu và ngựa đã là những “nạn nhân” đầu tiên của đợt dịch bệnh than nghiêm trọng nhất trong vòng 2 thập kỷ qua tại Pháp, bùng phát khi thiếu hụt vắcxin phòng bệnh.
Trong thông báo ngày 20/8, giới chức vùng núi Hautes-Alpes ở miền Đông Nam nước Pháp cho biết báo cáo đầu tiên về việc bùng phát dịch là ở làng Montgardin được công bố ngày 28/6 ghi nhận 6 con bò bị chết.
Đến nay, căn bệnh khiến động vật chết chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi nhiễm bệnh này đã lan ra 28 trang trại ở khu vực trên.
Giới chức cho biết tại các trang trại bùng phát dịch, gia súc đều đã được tiêm vắcxin. Những trang trại này cũng bị cấm sản xuất trong vòng ít nhất 21 ngày trong quá trình tẩy trừng cũng như để vắcxin bắt đầu có hiệu quả. Sữa sản xuất từ các trang trại này đều được tiệt trùng trước khi tiêu hủy.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Cơ quan thú y của Pháp đang tìm mọi cách để dập dịch sau khi phòng thí nghiệm của Tây Ban Nha sản xuất loại vắcxin phòng chống bệnh than tạm ngừng hoạt động cho đến hết kỳ nghỉ tháng 8. Giới chức khu vực cho biết đang thảo luận với các đối tác châu Âu khác có sẵn vắcxin dự trữ để mua thêm.
Virus gây bệnh than truyền qua các mầm bệnh như xác các động vật chết có thể “ngủ đông” trong đất nhiều thập kỷ.
Theo các chuyên gia, trường hợp virus bệnh than lây nhiễm sang người là “vô cùng hiếm.” Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, chưa có báo cáo nào về trường hợp người bị mắc bệnh.
Đã có 103 người, hầu hết là nông dân, bác sỹ thú y và người làm lò mổ, đã tiếp xúc với các động vật nhiễm bệnh. Một nửa số này đã được nhận thuốc kháng sinh phòng ngừa.
Bệnh than thường có biểu hiện trên da và đến nay, dạng phổ biến nhất của loại bệnh này hiếm khi gây tử vong nếu được chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bacillus anthracis, vi khuẩn gây ra bệnh than, lại tạo ra một chất độc cực mạnh có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học. Năm 2001, từng xảy ra một vụ tấn công bằng vi khuẩn gây bệnh than tại Mỹ. Thủ phạm đã cho vi khuẩn này vào phong bì và gửi qua hệ thống bưu điện khiến 5 người tử vong và 17 người khác nhiễm bệnh./.
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
- bệnh ở trâu li>
- bệnh than li>
- ngăn ngừa dịch bệnh li>
- phòng ngừa dịch bệnh li>
- bệnh ở bò li> ul>
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
Tin mới nhất
T4,06/11/2024
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất