[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc buôn bán thuốc thú y hiện nay tại các cửa hàng ở nhiều địa phương vẫn còn tồn tại những bất cập. Thực trạng này đã được chỉ ra và tìm giải pháp khắc phục tại Hội nghị Kiểm soát giết mổ động vật và Quản lý buôn bán thuốc thú y, do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức ngày 16/4/2022.
Cần tăng cường kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y – Ảnh minh họa: An Hồng – Việt Hoa
Vẫn còn nhiều bất cập
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có trên 16.000 sản phẩm thuốc, vắc xin thú y được sản xuất, lưu hành. Trong đó, có trên 180 loại vắc xin của 83 nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, đã đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến trên 40 quốc gia.
Cùng với đó, trong lĩnh vực buôn bán thuốc thú y, cả nước hiện có hơn 17.700 cửa hàng, đại lý. Các cửa hàng, đại lý đều đảm bảo về yêu cầu cơ sở vật chất; trong đó, có 93,6% cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y Hà Nội thì thực tế kiểm tra trên địa bàn cho thấy, vẫn còn không ít cơ sở kinh doanh thuốc thú y chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật như: Chưa đủ diện tích khu biệt để kinh doanh thuốc thú y; để thuốc thú y lẫn với thức ăn chăn nuôi, lương thực, thực phẩm dành cho con người; chưa có nhiệt kế để theo dõi, không có nơi bảo quản và nơi bán thuốc không duy trì nhiệt độ dưới 30°C… Việc đính nhãn tem phụ của một số cơ sở nhập khẩu thuốc thú y phân phối ra thị trường chưa thực hiện đúng quy định pháp luật. Nhiều nơi có kho bảo quản thuốc nhưng thiếu các trang thiết bị cần thiết…
Số loại thuốc thú y nằm trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam quá lớn. Trong khi đó, không ít người tham gia kinh doanh thuốc thú y chưa nắm vững các quy định pháp luật. Chưa kể, phần lớn các cửa hàng chưa mở sổ sách theo dõi hoặc sắp xếp chưa đúng quy định – các loại thuốc kháng sinh xếp lẫn hóa chất hoặc thuốc bổ trợ. Đặc biệt vẫn có một số cửa hàng bán các loại hóa chất, kháng sinh thuộc danh mục cấm sử dụng và hạn chế sử dụng…
Theo ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, cho biết: qua kiểm tra, đa số các cơ sở kinh doanh, buôn bán không đạt về các chỉ tiêu: Chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã hết hạn; không có chứng chỉ hành nghề thú y; cơ sở vật chất kinh doanh chưa được chú trọng, thiếu nhiệt kế, ẩm kế, hàng hóa lộn xộn, không có hóa đơn mua bán hàng…
Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, trong quản lý buôn bán thuốc thú y, hiện còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, đặc biệt là vắc xin thú y; cả nước chưa có trại chăn nuôi động vật sạch, trung tâm riêng về khảo nghiệm thuốc thú y nên khó khăn cho khó khăn trong nghiên cứu sản xuất các loại thuốc vắc xin mới. Ngoài ra, thanh kiểm tra cơ sở buôn bán thuốc thú y còn thiếu đồng bộ không thống nhất tại các địa phương; vẫn còn tình trạng vi phạm trong buôn bán thuốc thú y, đặc biệt là vi phạm về chất lượng sản phẩm thuốc thú y, ghi nhãn sản phẩm không đúng với nội dung đã đăng ký; buôn bán thuốc thú y nhập lậu, thuốc cấm sử dụng không có trong danh mục được phép lưu hành…
Cần lành mạnh hóa hoạt động buôn bán thuốc thú y
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, về quản lý buôn bán thuốc thú y, các địa phương cần tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng, cơ sở thuốc thú y; lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc, vắc xin lưu hành trên địa bàn quản lý…Còn về đội ngũ cán bộ thú y nghe tỉnh nào cũng kêu thiếu và thiếu nghiêm trọng, công tác thú y tại cơ sở đang gặp bất cập lớn trong việc thiếu hụt nguồn nhân lực này. Một số tỉnh thành đã chuyển Chi cục thú y và Trạm thú y thành các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Đây là một mô hình mới nhưng lại không có cán bộ chuyên môn thú y, các Trung tâm dịch vụ phải có kinh phí mới có thể hoạt động. Nếu không có kinh phí, sẽ không có người kiểm soát dịch bệnh, không có người phun thuốc phòng bệnh, không có người tiêm vắc xin, không thể kiểm soát dịch bệnh và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ra thị trường quốc tế.
Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu Chính phủ cùng Bộ Nội vụ để làm sao số lượng viên chức công chức tham gia đảm bảo được đúng yêu cầu, tất nhiên trong thời gian thực hiện giảm biên chế chúng ta vẫn phải làm nhưng sẽ cân đối giữa các lĩnh vực để đảm bảo làm sao vẫn giảm được mà vẫn cân đối được cho lĩnh vực thú y và kiểm soát giết mổ.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, cho rằng, tại mỗi cơ sở chưa đạt yêu cầu, đoàn kiểm tra đã hướng dẫn các chủ cơ sở hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc kinh doanh, buôn bán và yêu cầu các cơ sở này ngừng hoạt động cho đến khi hoàn thiện các thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó, đối với các cơ sở chưa chấp hành thực hiện theo hướng dẫn của đoàn kiểm tra, chi cục sẽ có văn bản thông báo gửi các địa phương, báo cáo Thanh tra Sở NN&PTNT xử lý nghiêm theo quy định.
Để tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn liên quan. Tuy nhiên, để công tác quản lý kinh doanh thuốc thú y thực sự đem lại hiệu quả, rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tự giác chấp hành của các chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, ông Đông cho biết thêm.
Ông Trần Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, công tác quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y vẫn cần được siết chặt, đặc biệt là trong bối cảnh nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Anh Trung cho biết: “Tháng 3 vừa qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã ban hành kế hoạch về quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, buôn bán thuốc thú y. Chi cục cũng đã xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc thú y và thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi, hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh. Dự kiến sau ngày 1/5 sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra”.
Song song với công tác kiểm tra, trong thời gian tới, Chi cục cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong trong buôn bán vật tư nông nghiệp nói chung và thuốc thú y nói riêng.
Tất nhiên, bên cạnh nỗ lực của các ngành chức năng, để lành mạnh hóa thị trường buôn bán thuốc thú y, góp phần đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển an toàn, bền vững, mỗi chủ cửa hàng cần tự trang bị các kỹ năng, nâng cao kiến thức, ý thức tự giác, nhập hàng của các công ty có uy tín, thương hiệu, nói không với hàng kém chất lượng.
Tâm An
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN, THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT: Quản lý giết mổ, thuốc thú y đóng góp quan trọng vào tăng trưởng bền vững
Một đất nước đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá không thể không có nguồn thực phẩm an toàn và truy xuất nguồn gốc, vì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, trí tuệ, tầm vóc của người Việt Nam. Đặc biệt, bây giờ chúng ta thực hiện 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đi vào chuỗi phân phối toàn cầu, chính vì vậy mà Quốc hội khoá 14 đã chọn giám sát đầu tiên là về an toàn thực phẩm (ATTP).
Trong chuỗi ATTP, với một số lượng khổng lồ về thịt, trứng, sữa nên chúng ta phải làm ngay từ sản xuất nông nghiệp, quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý vệ sinh thực phẩm. Chúng ta luôn phải xác định nông nghiệp vẫn là nền tảng của công nghiệp hoá hiện đại hoá, góp phần quan trọng vào ổn định đất nước, là trụ cột của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, vấn đề quản lý giết mổ, quản lý thuốc thú y cũng đóng góp rất quan trọng để tăng trưởng bền vững. Năm nay có khoảng 7 triệu tấn thịt, 1,2 triệu tấn sữa… đều là đối tượng quản lý, với số lượng công việc rất lớn như vậy, đây cũng là lĩnh vực đặc biệt quan trọng với sức khoẻ con người, cũng như an toàn dịch bệnh.
Tuy nhiên, qua giám sát về thực trạng cơ sở giết mổ, bây giờ chúng ta mới có 434 cơ sở giết mổ tập trung, còn 24.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, quản lý thuốc bằng 16.000 mã hàng, nhiều năm trước đã được quan tâm, nhưng những năm gần đây thì không được quan tâm. Lý do thứ nhất là nhiều tỉnh thành đã bỏ hệ thống thú y, trong điều 6, Luật Thú y đã quy định rõ là Trung ương có Cục Thú y, tỉnh có Chi cục thú y, huyện có Trạm thú y và xã có nhân viên thú y. Lực lượng này sẽ quản lý dịch bệnh, vắc xin thuốc thú y, giết mổ và khi tiến hành quản trị giết mổ thì nguồn thực phẩm như con lợn, gà và các động vật mang vào giết mổ đã được kiểm soát về mặt dịch bệnh; trong quá trình giết mổ cũng phải được kiểm soát từ nguồn nước, quy trình, dụng cụ trang thiết bị, khi đảm bảo yêu cầu mới cho mang ra thị trường tiêu thụ.
Như chúng ta đã biết, những năm qua một số tỉnh thành không thực hiện tốt các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về công tác thú y cho nên việc quản lý giết mổ đã bị buông lỏng. Do đó, thực phẩm không được thông qua quản lý ở các lò mổ, thực trạng giết mổ thì nhỏ lẻ, phân tán, còn thuốc thú y bán khắp nơi, chưa kiểm nghiệm, khảo nghiệm đã bán rất nhiều, mà muốn quản lý được thì cần phải có máy, có con người, có trang thiết bị. Tuy nhiên, cũng đã có những cơ sở giết mổ quản lý rất tốt, cụ thể như TP.Hồ Chí Minh làm rất bài bản, kiểm soát tốt quá trình giết mổ, vận chuyển, kiểm soát, kể cả quá trình bày bán, như vậy chúng ta mới yên tâm không để xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm và đảm bảo ATTP cho con người và đặc biệt là lây lan dịch bệnh.
- thuốc thú y li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất