Ngày 27-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Cán bộ thú y kiểm tra trâu, bò bị viêm da nổi cục.
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10-2020, đến ngày 23-5, dịch bệnh đã xảy ra tại 2.252 xã, thuộc 252 huyện của 32 tỉnh, thành phố, với tổng số 63.714 con gia súc mắc bệnh và 9.170 con gia súc chết và tiêu hủy.
Hiện nay, cả nước có 1.416 ổ dịch viêm da nổi cục chưa qua 21 ngày tại 199 huyện của 27 tỉnh, thành phố với 48.449 con gia súc mắc bệnh và 7.025 con gia súc chết và tiêu hủy.
Đến nay, có hai doanh nghiệp đã được Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu 3 loại vắc xin phòng, chống bệnh viêm da nổi cục của 3 nhà sản xuất tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, số lượng là 4,12 triệu liều (bảo đảm đủ số lượng để tiêm phòng cho hơn 50% tổng đàn trâu, bò của Việt Nam).
Tính đến ngày 10-5, các doanh nghiệp đã nhập khẩu hơn 2,7 triệu liều; đã cung ứng hơn 2 triệu liều cho các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi trâu, bò (bao gồm: 1,45 triệu liều cho 33 tỉnh, thành phố; hơn 555 nghìn liều cho 27 cơ sở chăn nuôi); các doanh nghiệp còn hơn 750 nghìn liều đang được bảo quản tại kho.
Dự kiến, thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu hơn 3 triệu liều, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, công tác phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò đang gặp nhiều khó khăn như: Nhiều địa phương chưa thực hiện công bố dịch theo quy định; chưa kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan, kéo dài. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch, chưa kịp thời bố trí kinh phí hoặc có bố trí nhưng không đủ và chưa bảo đảm nguồn lực để tổ chức tiêm vắc xin viêm da nổi cục cho đàn gia súc ở các vùng có dịch, địa phương có nguy cơ cao.
Cùng với đó, chăn nuôi trâu, bò phần lớn còn nhỏ lẻ, thả rông; ý thức phòng, chống dịch bệnh của một số người chăn nuôi gia súc chưa cao, không chấp hành và không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan thú y…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, các địa phương cần có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục, bao gồm kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu hơn 80% số gia súc thuộc diện tiêm.
Các địa phương cần tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng; hướng dẫn người chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc…
NGỌC QUỲNH
Nguồn: Hà Nội Mới
- viêm da nổi cục li> ul>
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất