[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên Hội thảo do nhóm Nghiên cứu mạnh về Công nghệ hỗ trợ sinh sản và Chọn tạo giống vật nuôi – Bộ môn Ngoại Sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 22/12/2019 tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ môn Ngoại sản (GS TS Nguyễn Văn Thanh – Nguyên Trưởng Bộ môn; PGS TS Sử Thanh Long – Trưởng Bộ môn Ngoại sản), ông Hà Xuân Lộc – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Công ty Thú cảnh Việt Nam, cùng nhiều bác sĩ thú y, nhà lai tạo chó, phòng khám thú cưng và những người quan tâm…
Hội thảo“Các tiến bộ mới trong dinh dưỡng và sinh sản chó” đã giới thiệu các tiến bộ và thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo và đông lạnh tinh giúp tăng hiệu quả sinh sản và nhân giống ở chó; cùng với đó, giới thiệu các tiến bộ và thúc đẩy ứng dụng công nghệ dinh dưỡng và các sản phẩm mới giúp nâng cao hiệu quả sinh sản và sức khỏe của chó tại Việt Nam.
Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu tham gia
Ngành công nghiệp thú cưng ở Việt Nam tăng 12,2% mỗi năm
PGS TS Sử Thanh Long – Trưởng Bộ môn Ngoại sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Theo PGS TS Sử Thanh Long – Trưởng Bộ môn Ngoại sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thú cưng là những động vật ăn cùng, ngủ cùng và chơi cùng con người. Các thú cưng phổ biến là chó, mèo, cá, chim, bò sát…Thống kê ở 22 quốc gia trên thế giới (2016) cho thấy người nuôi thú cưng được chia ra tỉ lệ 33% nuôi chó, 6% nuôi chim, 12% cá, 23% mèo, 6% khác và 43 % là không nuôi thú cưng. Trong cơ cấu nuôi thú cưng thì chó chiếm 86% và mèo 14%.
Thú cưng được gọi là ngành công nghiệp vì những giá trị kinh tếlớn mà nó mang lại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật phục vụ đắc lực cho ngành này. Cấu trúc ngành công nghiệp thú cưng bao gồm: Thứ ăn Thú cưng (khô, lỏng, điều trị, tươi..). Các sản phẩm thú cưng bao gồm (phụ kiện đồ chơi, thiết bị, thực phẩm chức năng, sản phẩm khác…). Các dịch vụ chăm sóc thú cưng như (Chăm sóc sức khỏe, spa, cắt tỉa, đào tạo và nhân giống…).
Tại Việt Nam thì theo nghiên cứu của Euromotintor International, tốc độ phát triển của ngành thú cưng tới 12,2% cụ thể 63% chủ nuôi sống với cún hơn 3 năm, mua quần áo cho thú chiếm 40% và chi phí thức ăn là từ 100.000-300.000 đồng/tháng.Cũng theo PGS TS Sử Thanh Long, tầm nhìn của ngành công nghiệp thú cưng đó sẽ phát triển là các App công nghệ chăm sóc thú cưng, dịch vụ thú cưng online, dịch vụ tưởng niệm, biểu diễn thú cưng, các resort, khách sạn dành cho thú cưng…
Thụ tinh nhân tạo và đông lạnh tinh dịch chó để nhân giống là việc làm cần thiết và cấp bách
Tại hội thảo, trong bài trình bày “Thực trạng nhân giống chó ở Việt Nam và nhu cầu của việc ứng dụng các kỹ thuật liên quan trong công nghệ thụ tinh nhân tạo”, Nghiên cứu sinh Ngô Thành Trung – Trưởng nhóm Nghiên cứu mạnh về công nghệ hỗ trợ sinh sản và chọn tạo giống Động vật cho rằng, ở Việt Nam, hiện nay mạng lưới thụ tinh nhân tạo bằng tinh pha loãng bò, lợn, trâu, ngựa, đã phổ biến trên toàn quốc, ngoài ra, chúng ta đã xây dựng được ngân hàng tinh đông lạnh phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo và lưu giữ gen quý. Bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ cao để nhân giống các giống chó ở Việt Nam là một việc cần thiết và cấp bách. Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp cụ thể để nhân giống, lai tạo giống chó.
Nghiên cứu sinh Ngô Thành Trung – Bộ môn Ngoại sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp tối ưu để sử dụng có hiệu quả đực giống tốt, có khả năng di truyền cao, nhằm cải tạo giống, giảm số lượng đực giống, cùng với công nghệ gen di truyền, thụ tinh nhân tạo đã đưa được công nghệ sinh sản đạt tới đỉnh cao.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học tinh dịch là cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng tinh dịch, từ đó giúp xác định pha loãng bảo tồn tinh đạt chất lượng cao. Chỉ khi nào tinh dịch có chất lượng tốt mới đưa vào pha loãng bảo tồn và đông lạnh. Nếu biết được lượng tinh dịch, nồng độ, hoạt lực, sức sống, kỳ hình, kỳ hình acrosome của tinh dịch thì có thể xác định được tỷ lệ pha loãng phù hợp.
“Hiện nay việc thụ tinh nhân tạo và đông lạnh tinh dịch chó là vấn đề mới và được ít được quan tâm, kể cả các trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ và vẫn sử dụng hình thức phối tự nhiên, trong khi đó thì thế giới đã có từ lâu”, Nghiên cứu sinh Ngô Thành Trung khẳng định.
Còn Ths Nguyễn Công Toản trong bài trình bày với chủ đề: “Đông lạnh tinh chó và xây dựng ngân hàng tinh nguyên lí và ứng dụng” khẳng định ý nghĩa của việc phối tinh nhân tạo đó là: Phối tinh nhân tạo là một trong những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đầu tiên ở nhiều loài động vật. Kỹ thuật này đem lại nhiều lợi ích cho các nhà chọn giống và nhân giống chó: giảm phiền phức và chi phí do phải vận chuyển chó, hạn chế lây lan bệnh truyền nhiễm, có thể bảo quản tinh lâu dài, hiệu quả cao…
Ths Nguyễn Công Toản – Bộ môn Ngoại sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bên cạnh đó, thành công của công nghệ đông lạnh tinh trùng trở thành công cụ đắc lực cho kỹ thuật phối tinh nhân tạo chó trong nhân giống và thiết lập ngân hàng tinh phục vụ bảo tồn các giống chó bản địa, các cá thể chó đực quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là vẫn nhân giống được ngay cả khi chó chết, đã “chuyển nhà” hoặc có nguồn tinh dự trữ sẵn khi chó ốm, mất tinh, thay lông và mùa hè tinh kém.
Cũng quan điểm với Ths Nguyễn Công Toản, ông Hà Xuân Lộc – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Thú cảnh cho rằng, đông lạnh tinh chó là công nghệ mới và và hiệu quả ưu việt. Theo ông Lộc, thời đại công nghệ 4.0 là khi chúng ta có thể hoàn toàn chủ động phối giống, cho giống và không cần vất vả di chuyển chó đực và cái di chuyển xa…Tích trữ tinh đông lạnh chính là BẢO HIỂM trong ngành kinh doanh chó cảnh, đề phòng rủi ro trong chăn nuôi. Sau khi chó đực không còn khả năng giao phối, tinh đông lạnh vẫn có thể thay thế nhiệm vụ phối tinh từ 5-10 năm, thậm chí 100 năm sau đó. Tinh trùng đông lạnh là những tế bào hoàn chỉnh mang năng lượng vượt trội, trải qua nhiều quá trình xử lí môi trường, đông lạnh ở -196 độ C mà vẫn hoạt động mạnh nhất sau quá trình giải đông. Chó đực có trinh trùng đủ khả năng đông lạnh sẽ có giá trị cao trong kinh doanh và nghiên cứu khoa học tốt nhất.
Ông Hà Xuân Lộc – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Thú cảnh trình bày tại Hội thảo
Cùng với đó, ông Lộc cũng giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Cụ thể là khóa học đào tạo thụ tinh trên chó. Đến với Khóa học, học viện sẽ được đào tạo và nắm bắt các kỹ năng như: Kỹ thuật lấy máu, tiêm truyền cơ bản; 02. Khai thác tinh chó và kỹ thuật bảo quản tinh, đánh giá chất lượng tinh và kỹ thuật nhân tạo; Tiếp cận công nghệ phối tinh đông lạnh; Xác định và khám chữ bệnh lý cơ bản trên chó…
Ths Nguyễn Đức Trường trình bày tại Hội thảo
ThS Nguyễn Đức Trường, trong bài trình bày “Các phương pháp xác định thời điểm phối tinh giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở chó”, chỉ ra quy trình phối tinh nhân tạo ở chó gồm các bước như: Bước 1, Lấy tinh; Bước 2, Đánh giá chất lượng tinh, bảo quản, vận chuyển tinh; 3, Xác định thời điểm phối giống; 4, Dẫn tinh nhân tạo.
Ths Trường cũng cho biết, để xác định thời điểm phối giống ở chó, có thể quan sát biểu hiện bên ngoài; xét nghiệm tế bào học âm đạo; xét nghiệm hàm lượng progesteron trong máu; dùng máy đó điện trở; dùng que test rụng trứng chỉ thị LH…
Cũng trong hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe GS TS Nguyễn Văn Thanh – chuyên gia về sinh sản ở chó giải đáp thắc mắc về sinh sản ở loài động vật này.
Hà Ngân
Hội thảo các tiến bộ mới trong dinh dưỡng và sinh sản chó thành công tốt đẹp, đã kết nối các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, bác sĩ thú y, nhà nhân giống với mục đích, trong tương lai có sự hợp tác sâu sắc, toàn diện, giúp ngành thú cưng ở Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.
- nuôi chó li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Đề nghị trang viết lại chú thích tên của thầy Sử Thanh Long chứ không phải Ths Nguyễn Công Toản. Là sinh viên của thầy, thật khó chịu khi báo đăng tên sai như vậy.