Từ trước tới nay, việc lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán PRRS – bệnh tai xanh trên heo thường là mẫu máu, mô lách và phổi hay hạch bạch huyết…hạn chế ở chỗ với các mẫu bệnh phẩm trên thì ta phải mổ heo mới có thể lấy được.
Trong vài năm trở lại đây, việc lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán đã trở nên dễ dàng hơn khá là nhiều nhờ các tiến bộ kỹ thuật như việc chỉ cần lấy mẫu máu và dịch miệng là có thể xét nghiệm ra kết quả heo có bị bệnh tai xanh hay không.
Tuy vậy, để tiết kiệm, đơn giản và dễ dàng hơn trong khâu lấy mẫu để chẩn đoán bệnh tai xanh cho đến việc bảo quản mẫu thì các bác sỹ thú y, các chuyên gia thú y đến từ Mỹ đã tiến hành nghiên cứu một phương pháp lấy mẫu mới.
Đó chính là lấy phần đuôi bị cắt bỏ của heo con và phần tinh hoàn heo con (sau khi thiến) cho vào túi bóng bảo quản (như hình 2 bên dưới) sau đó lấy dịch nước chảy ra (PF) mang đi xét nghiệm bằng phương pháp real time PCR.
Mục đích của nghiên cứu này chính là để đánh giá hiệu quả của việc dùng dung dịch mẫu này để đánh giá tình trạng nhiễm virus PRRS – virus gây bệnh tai xanh trên đàn heo nái.
Đuôi heo con và tinh hoàn được cho vào túi ziplock để bảo quản.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu bệnh tai xanh – PRRS
Trước đây, việc lấy mẫu thường diễn ra sau khi phát hiện có ổ dịch bệnh tai xanh trong trại – cách làm này là cách làm bị động và không còn phù hợp, vì đến lúc đó mới kiểm tra mức độ nhiễm virus PRRS trong trại thì ý nghĩa thực tiễn không còn cao nữa.
Thay vào đó, với phương pháp lấy mẫu mới này hoàn toàn chủ động (khi chưa có dịch bệnh tai xanh nổ ra). Mỗi tuần có 3 ngày nhóm nghiên cứu thu thập đuôi và tinh hoàn của 10 ổ heo con mới từ các ô chuồng khác nhau, tiến hành trong 8 tuần liên tục. Heo con được chọn sao cho đại diện cho ô chuồng và lứa đẻ nhất có thể.
Toàn bộ heo con của lứa đẻ cũng đã được kiểm tra và lấy máu để sử dụng làm mẫu đối chứng.
Tinh hoàn và đuôi của các heo con được cho vào túi bóng ziplock (mỗi lứa đẻ 1 túi). Chúng nằm trong túi ít nhất là 2 giờ. Sau đó nhóm nghiên cứu dùng pipet vô trùng lấy chất lỏng trong túi (PF) ra và đặt trong một ống huyết thanh tiệt trùng. Cả mẫu máu và mẫu PF được ly tâm ngay tại trại sau đó bảo quản lạnh đồng thời vận chuyển đến phòng thí nghiệm. Tất cả mẫu được kiểm tra bằng phương pháp RT_PCR để phát hiện sự có mặt của virus PRRS gây bệnh tai xanh.
Kết quả và thảo luận.
Bảng 1 bên dưới là bảng được thiết kế để so sánh tình trạng huyết thanh và dung dịch PF sau khi xét nghiệm.
Bảng 1: tình trạng lứa đẻ (số mẫu âm tính và dương tính với PRRSv)
Tình trạng lứa đẻ (Huyết thanh) | |||
+ | – | ||
Tình trạng lứa đẻ (PF) | + | 20 | 4 |
– | 4 | 49 |
Một lứa đẻ được xem là dương tính nếu có ít nhất 1 con heo con có kết quả kiểm tra huyết thanh dương tính với bệnh tai xanh.
Nhìn vào bảng 1 ở trên chúng ta có thể thấy kết quả kiểm tra huyết thanh trùng khớp với kết quả kiểm tra dung dịch PF. Như vậy, dung dịch PF hoàn toàn có thể sử dụng làm mẫu xét nghiệm để kiểm tra sự có mặt của virus PRRS. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn cho biết có thể phục hồi trình tự gen của virus PRRS từ mẫu PF.
Hạn chế duy nhất của nghiên cứu này là toàn bộ mẫu nghiên cứu đều được lấy chỉ từ 1 trang trại. Dĩ nhiên kỹ thuật lấy mẫu mới này chỉ có thể áp dụng ở những nước cho phép thiến và cắt đuôi heo con.
Kết luận
Chất lỏng tiết ra từ đuôi và tinh hoàn heo con thực sự là một mẫu bệnh phẩm có thể dùng để phát hiện sự có mặt của virus PRRS gây bệnh tai xanh trên heo con, thậm chí sau một thời gian bảo quản đáng kể kể từ khi bùng phát dịch bệnh (gần 6 tháng) mẫu vẫn có thể dùng được, đặc biệt là ở các heo mẹ sinh non hay các trường hợp sẩy thai.
Hơn nữa thông qua nghiên cứu này chúng ta cũng nên lưu ý thêm về việc xử lý phần đuôi và tinh hoàn heo con sao cho gọn gàng vì nếu ta không cẩn thận, chúng có thể là tác nhân làm lây lan mầm bệnh tai xanh trong trại.
VietDVM team biên dịch
Nguồn: VietDVM
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- bệnh tai xanh li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất