Cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên bê - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên bê

    Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra với tính chất dịch lẻ tẻ, nhưng cũng có khi thành dịch địa phương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con một số thông tin hữu ích để phòng và trị căn bệnh này cho bê.

    Cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên bêẢnh minh họa

     

    1. Nguyên nhân:

     

    Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra với tính chất dịch lẻ tẻ, nhưng cũng có khi thành dịch địa phương. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, trong động vật khỏe mang trùng, khi gặp các điều kiện thuận lợi (sức đề kháng kém, thời tiết thay đổi đột ngột…) vi khuẩn sẽ tấn công, nhân lên trong thú mang trùng, lây lan thú cảm nhiễm tiếp xúc và sinh bệnh. Đồng thời, cũng có thể gây bệnh cho người thông qua vết cắn. Bệnh có đặc điểm là gây bại huyết, xuất huyết và xáo trộn hô hấp chủ yếu gây viêm phổi. Bệnh thường ghép với các bệnh khác như dịch tả trâu bò, dịch tả heo hay viêm phổi do Mycoplasma hyopneumonia. Mặc dù, bệnh tụ huyết trùng đã được liệt vào danh sách những bệnh bắt buộc tiêm phòng, tuy nhiên nhận thức của một bộ phận người chăn nuôi còn thấp, không phát hiện và phản ánh kịp thời tình hình dịch bệnh. Do vậy, bệnh vẫn bộc phát thành dịch ở nhiều địa phương, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế.

     

    2. Triệu chứng:

     

    – Thể cấp tính: thời kỳ nung bệnh ngắn 1 – 3 ngày. Thú bệnh sốt cao 41 – 42oC, mắt đỏ, nước mắt, mũi chảy liên tục; tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm, tối xám; thở mạnh và khó do màng phổi viêm, tràn dịch, tụ huyết, viêm phổi cấp; không nhai lại; hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu sưng rất to, gia súc phải lè lưỡi ra để thở; chướng hơi dạ cỏ, chết nhanh trong 24 giờ. Tỷ lệ chết 90 – 100%; lúc gần chết, thú bệnh nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc. Một số bị thể đường ruột thì chùm hạch ruột to có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ, xuất huyết nặng, tróc ra, tiêu chảy dữ dội, phân lẫn máu.

     

    – Thể bán cấp tính: thú bệnh sốt cao 41 – 42°C, thở khó, chảy nhiều nước bọt, sưng hạch dưới hàm, chướng hơi dạ cỏ. Bệnh kéo dài trên 1 tuần, thú kiệt sức rồi chết. 

     

    – Thể mãn tính: có trường hợp thú khỏi bệnh trong vài tuần, nếu sức đề kháng của thú tốt. Lúc này bệnh chuyển sang thể mãn tính, ruột viêm lúc tiêu chảy, lúc táo bón; viêm khớp; viêm phế quản và phổi mãn tính.

     

    3. Phòng và trị bệnh:

     

    Trước hết phải làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch như sau:

     

    + Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ 2 – 3 lần/tháng phun thuốc sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh.

     

    + Phát hiện sớm và cách ly thú bệnh, thú nhập đàn.

     

    + Diệt chuột

     

    + Không nuôi chung các loại thú khác nhau trong trại.

     

    + Không vận chuyển, giết mổ, phân phối và sử dụng thịt thú bệnh chết mà phải thực hiện tiêu hủy theo Pháp lệnh thú y 2004.

     

    Ngoài ra, để hạn chế bệnh xảy ra cần tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng P52 cho bê từ 6 tháng tuổi trở lên. Định kỳ 2 lần/năm vào lúc giao mùa.

     

    – Thú bệnh có thể áp dụng biện pháp điều trị như sau:

     

    + Kháng sinh đặc trị: streptomycine tiêm bắp liều 25mg/kg thể trọng ngày 2 lần, liệu trình 3 – 5 ngày hoặc gentamycine, terramycine, septotryl… 

     

    + Hạ sốt: analgin, paracetamol

     

    + Trợ lực: vitamin C, gluconat canxi, Bcomplex

     

    – Thuốc trợ hô hấp: eucalyptyl, camphorat.

     

    Tuy nhiên, đây là bệnh bắt buộc phải công bố dịch. 

     

    Liễu Kiều

    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP.HCM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.