[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dịch bệnh vẫn đe dọa đàn gà, nên công tác kiểm soát dịch bệnh vẫn luôn được chú trọng. Tại hội thảo chuyên đề “Cập nhật mới các dịch bệnh trên gà – Kiểm soát và giải pháp” được tổ chức vào ngày 12/9 của Công ty CP Vetlatech vào đã mang đến cách tiếp cận mới an toàn và hiệu quả hơn trong công tác phòng chống dịch.
Kiểm soát dịch bệnh heo trong bối cảnh hậu ASF
Tham dự Hội thảo gồm có Ban lãnh đạo công ty VetLatech: Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị; bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Điều hành; PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Dr. Anun Yuenyogolan, Quản lý Kỹ thuật vùng Đông Nam Á – IDEXX; TS Quách Tuyết Anh – Phó Tổng giám đốc XNK Thịnh Á – nhà phân phối của hãng IDEXX; ông Nguyễn Văn Đinh, Giám đốc công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Toàn cầu và khách mời đến từ Công ty vaccine, Công ty thuốc Thú y, Công ty thức ăn chăn nuôi, trang trại gà, nhà máy thức ăn chăn nuôi, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt nam, Tạp chí chăn nuôi…
Đại biểu tham dự hội thảo
Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Vetlatech rất cảm kích trước sự có mặt của tất cả đại biểu tham dự nhất là trong thời điểm siêu bão vừa xảy ra và mong muốn được đồng hành cùng tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh trên gà nói chung và mùa bão lũ nói riêng.
“Hội thảo được tổ chức với mục đích mang đến những thông tin, là nơi để mọi người chia sẻ những vấn đề, những khó khăn để từ đó kết nối cùng nhau chia sẻ và giải quyết những vấn đề đó trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mời các chuyên gia tới để chia sẻ về các thông tin, dịch vụ của chúng tôi để góp phần cho chăn nuôi hiệu quả hơn, phát triển bền vững hơn”, bà Hương nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Vetlatech
Chủ đề trọng tâm của hội thảo là chia sẻ về kiểm soát dịch bệnh và vai trò của việc tầm soát sớm, chẩn đoán xét nghiệm, một trong những khâu giúp nhà chăn nuôi có thể quản lý sức khỏe vật nuôi được tốt hơn. Bởi hiện nay, công tác kiểm soát dịch bệnh trên gà còn tồn tại rất nhiều lỗ hổng, đặc biệt luôn luôn tồn tại lỗ hổng trong công tác miễn dịch. Do đó, chúng ta cần phải tạo ra nhiều lớp bảo hộ khác nhau, một trong những lớp cần quan tâm là phải nâng cao hiệu quả công cụ phòng bệnh hiện có bằng cách không chỉ quan tâm đến bảo hộ lâm sàng mà còn phải quan tâm đến bảo hộ chống thải virus. Đạt được điều này thì môi trường mới ngày càng ít mầm bệnh.
Newcastle và Cúm gia cầm vẫn là 2 bệnh phổ biến trên gà
PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, giảng viên Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay, Newcastle và Cúm gia cầm là 2 bệnh phổ biến nhất trên gà. Vấn đề đặt ra là muốn kiểm soát bệnh tốt thì phải hiểu được mầm bệnh như nào. Sử dụng vaccine luôn là giải pháp hiệu quả giảm thải mầm bệnh, nhưng phải là vaccine phù hợp với chủng hiện thời. “Càng sử dụng vacccine phù hợp với chủng hiện thời bao nhiêu càng giúp cho giảm thải vi rút hoặc giảm thải mầm bệnh bấy nhiêu, chưa cần đến công nghệ bổ trợ và các khía cạnh khác. Đây là góc nhìn cần nhân lên đối với sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle, hiệu quả không nên chỉ đánh giá ở một khía cạnh về lâm sàng mà cần đánh giá ở nhiều khía cạnh khác. Tương tự với bệnh Cúm gia cầm, virus cúm luôn thay đổi, có những chủng vi rút cúm hiện lưu hành nhưng cũng có những chủng vi rút đã xuất hiện từ xưa không còn nữa. Do đó, vaccine của chúng ta nên tiệm cận với những chủng hiện lưu hành thay vì sử dụng vaccine chế từ những chủng không còn lưu hành để bảo hộ. Vì khi bảo hộ như thế sẽ không đảm bảo được hiệu quả ở ngưỡng tốt hơn”. PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.
Phương pháp và công cụ chẩn đoán bệnh gia cầm hiệu quả
Dr. Anun Yuenyogolan, quản lý kỹ thuật vùng Đông Nam Á – IDEXX
Tại thảo, Dr. Anun Yuenyogolan, quản lý kỹ thuật vùng Đông Nam Á – IDEXX cũng giới thiệu về phương pháp và công cụ chẩn đoán bệnh gia cầm. Theo đó, phương pháp ELISA được tiến hành để phát hiện IgG. Để chẩn đoán chính xác người ta dùng IgG, đây là kháng thể rất đặc hiệu cho từng loại bệnh (không có dương tính giả), được tìm thấy trong máu ở tuần thứ 4 sau khi bị nhiễm hoặc chủng ngừa và cao nhất ở tuần thứ 6.
TS Quách Tuyết Anh – Phó Tổng giám đốc XNK Thịnh Á, dịch giả phần trình bày của Dr. Anun Yuenyogolan
Mục đích xét nghiệm hiệu giá kháng thể không phải lúc nào cũng là để chẩn đoán bệnh mà nó còn có rất nhiều mục đích khác như để đánh giá hiệu quả của vaccine (sống, chết); đánh giá hiệu suất của kỹ thuật chủng ngừa; phát hiện nhiễm từ môi trường; lên chương trình chủng ngừa hợp lý. Dr. Anun Yuenyogolan cũng nhấn mạnh thêm, đối với ELISA, nếu chỉ đưa thông tin lấy mẫu thì rất khó giải thích kết quả nên bắt buộc phải có đầy đủ thông tin như loại gà, ngày tuổi lấy mẫu, chương trình vacxin trước khi lấy mẫu, lý do lấy mẫu, trường hợp nghi ngờ thì mới cho kết quả chính xác. IDEXX hiện nay cũng cung cấp rất nhiều Kít để xét nghiệm ELISA và RealPCR trên gia cầm.
Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Điều hành công ty Vetlatech
“Hiện nay, vai trò của gia cầm rất quan trọng, trong đó để gia cầm khỏe, không lây lan dịch bệnh cho con người, không có tồn dư kháng sinh, thì công tác phòng bệnh, chẩn đoán xét nghiệm và vaccine là rất quan trọng. Muốn tiếp cận Onehealth thì mình phải có phát hiện, kiểm soát và phòng bệnh, điều này sẽ liên quan đến các công ty vaccine, công ty thức ăn, công ty thuốc thú y, trong đó có chẩn đoán xét nghiệm. Trên thế giới, nhu cầu chẩn đoán xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ cho người mà cả trên thú ý cũng rất lớn, trong đó có gia cầm. Đây là cơ hội để người chăn nuôi mạnh dạn hiểu biết, đầu tư hơn trong chẩn đoán xét nghiệm cũng như là sự vào cuộc của các công ty trong lĩnh vực liên quan. Thời gian tới, tôi hi vọng có nhiều mẫu xét nghiệm ELISA hơn là PC. Vì PCR đa số khi có bệnh mới xét nghiệm, mà cái cần là phải tầm soát định kỳ để đạt mục tiêu không có bệnh”, bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Điều hành công ty Vetlatech bày tỏ.
Phương Nhung
Phòng xét nghiệm chẩn đoán Thú y của Cty VETLATECH tiền than là phòng xét nghiệm của cty BAYER (Đức) được thành lập từ 2016 với sứ mệnh hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác phòng chống – chẩn đoán dịch bệnh, hướng tới sự phát triển bền vững, lớn mạnh của người chăn nuôi. Đối với xét nghiệm, chẩn đoán trên gia cầm, Vetlatech hiện cung cấp các phương pháp xét nghiệm như Soi cầu trùng; Vi sinh; PCR; HI-HA; ELISA; Realtime PCR với các bệnh như AI (Cúm gia cầm); ND (Newcastle Disease); IBV (Viêm phế quản truyền nhiễm); MD (Bệnh Marek). IBD (Gumboro), MS, MG, IBH, EDS, Leuco, Ecoli, Salmonella, tụ huyết trùng…
- gia cầm li>
- gà li>
- VETLATECH li>
- chống dịch bệnh trên gà li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất