Trước tình hình giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao và dự báo còn giữ ở mức cao đến quý II năm 2021, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chú ý điều chỉnh mức độ và lộ trình thay đổi giá bán phù hợp nhằm không gây ảnh hưởng nhiều làm xáo trộn sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước.
`Ảnh minh họa (Ảnh: BT)
Theo Cục Chăn nuôi, thời gian gần đây, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhất là các loại ngũ cốc liên tục tăng cao và dự báo sẽ còn giữ ở mức cao đến Quý II năm 2021, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi trong nước. Nhằm giảm thiểu tác động bất lợi này, Cục Chăn nuôi đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi cần sử dụng tiết kiệm triệt để, hiệu quả nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản xuất. Đồng thời, tăng cường các giải pháp tìm kiếm, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
Đáng chú ý, thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới và trong nước để có giải pháp ứng phó kịp thời. Từ đó, điều chỉnh mức độ và lộ trình thay đổi giá bán thức ăn chăn nuôi phù hợp, không gây ảnh hưởng nhiều làm xáo trộn sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Cục Chăn nuôi cho biết thêm, ngày 9/11/2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT (có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2020), trong đó có quy định về kê đơn thuốc thú y trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng, rất quan trọng và quan trọng được phép sử dụng để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non theo lộ trình đã được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP. Cục Chăn nuôi đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi cần nghiên cứu kỹ các nội dung của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT để sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đảm bảo quy định của pháp luật./.
BT
Nguồn: Đảng Cộng Sản
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất