Cân nhắc sử dụng bột thịt, bột xương thịt trong thức ăn chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cân nhắc sử dụng bột thịt, bột xương thịt trong thức ăn chăn nuôi

    Bột thịt, bột xương thịt (MBM) trong thức ăn chăn nuôi có nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, nên cần xem xét việc sử dụng loại nguyên liệu này.

    Thức ăn chăn nuôi hiện vẫn đang sử dụng nhiều nguyên liệu có nguồn gốc động vật.

     

    Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu MBM đạt 787.000 tấn, trị giá 433 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng gần 33% về giá trị so với năm 2021, chiếm 6% về lượng và 7,8% về giá trị trong tổng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vào Việt Nam. Giá nhập khẩu bình quân của MBM năm 2022 là 551 USD/tấn, tăng 12% so với năm 2021. Thị trường cung cấp MBM chính là Hoa Kỳ và EU. GS.TS Lã Văn Kính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, ở các nước phát triển MBM được chế biến từ 49% trọng lượng sống của gia súc, 44% trọng lượng sống của lợn và 37% trọng lượng sống của gà, vịt.

     

    Nguyên liệu sản xuất MBM có đặc điểm trên 60% là nước, 20% protein và khoáng, 20% chất béo. Nguyên liệu sản xuất MBM dễ hư hỏng, chứa nhiều vi sinh vật có hại và nhiều loại có thể lây lan truyền bệnh cho cả người và động vật.

     

    Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang sử dụng khá nhiều nguyên liệu có nguồn gốc động vật. Trong đó, MBM có lượng nhập khẩu lớn nhất.

    Ở nhiều nước, bột thịt, bột xương thịt không còn dùng trong thức ăn chăn nuôi mà dùng làm chất đốt, phân bón.

     

    Hàm lượng vi sinh vật trong nguyên liệu chế biến MBM ở mức cao. Trong một báo cáo khoa học, Clostridium Perfringen có ở 71% mẫu nguyên liệu chế biến MBM; các chủng Listeria 76,2%; L Monocytogenes 8,3%; Các chủng Campylobacter 29,8%; C. jejuni 20%; Các chủng Salmonella 84,5%. MBM có nguy cơ lan truyền dịch bệnh Bò điên, Lở mồm long móng… cho trâu, bò. Với heo, MBM có thể lan truyền bệnh Tai xanh, Dịch tả heo châu Phi, Lở mồm long móng, Tiêu chảy cấp,…

     

    Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, an toàn thực phẩm cho người, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng MBM làm thức ăn chăn nuôi.

     

    Tại Pháp, từ năm 1990 đã cấm sử dụng MBM trong thức ăn cho bò. Trong toàn khối EU, từ năm 1994, đã cấm sử dụng MBM trong thức ăn cho loài nhai lại và từ năm 2001 cấm sử dụng MBM trong tất cả các loại thức ăn cho động vật.

     

    Chính vì vậy, ở nhiều nước, MBM được sử dụng làm phân bón, chất đốt với giá rẻ. Chẳng hạn, ở Anh, MBM được sử dụng làm chất đốt cho nhà máy phát điện và sản xuất xi măng. Quá trình đốt cháy MBM sẽ thiêu hủy vi sinh vật có hại và các chất ô nhiễm. Giá trị năng lượng của MBM bằng 2/3 than đá. MBM cũng được sử dụng làm phân bón (bột xương cung cấp canxi và phốt pho, bột thịt cung cấp đạm).

     

    Ở Việt Nam, với MBM, hiện đã có quy định về hàm lượng asen, cadimi, chì, nitơ amoniac, ethoxyquin, E.coli, Salmonella mà chưa có quy định kiểm tra vi trùng, vi rút gây bệnh truyền nhiễm trên động
    vật.

     

    Trước thực tế đó, GS.TS Lã Văn Kính đặt vấn đề, nên chăng, nước ta cần xem xét quy định cấm sử dụng MBM làm thức ăn chăn nuôi để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trên vật nuôi.

     

    Trong trường hợp chờ đợi thay đổi quy định, rất cần thiết phải quy định không sử dụng MBM làm thức ăn cho các động vật nhai lại (trâu, bò thịt, bò sữa, dê, cừu). Đồng thời, cần bổ sung yêu cầu kỹ thuật xét nghiệm vi trùng, vi rút gây bệnh truyền nhiễm trên động vật trong MBM nhập khẩu.

     

    Sơn Trang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.