Cần nhanh chóng vực dậy đàn trâu! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Cần nhanh chóng vực dậy đàn trâu!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn, gia cầm luôn biến động bởi thức ăn chăn nuôi, giống, dịch bệnh, giá bán thường không ổn định; thậm chí có lúc phải bán dưới giá thành sản xuất thì chăn nuôi trâu vẫn có lãi, thị trường rộng mở nhưng nghịch lý là đàn trâu lại không tăng nổi. Cần thiết phải có những biện pháp căn cơ để vực dậy đàn trâu!

     

    Đàn trâu không ngừng giảm

     

    Trong số các vật nuôi thì đàn trâu được ví là có bức tranh u ám nhất. Đàn trâu nước ta không ngừng giảm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ở thời điểm ngày 1/10/2013 đàn trâu của nước ta có 2,55 triệu con. Tới năm 2014 giảm xuống 2,52 triệu con, sau đó nhích lên 2,54 triệu con (2015), đến năm 2016 lại chỉ còn 2,52 triệu con. Thậm chí, ở một số tỉnh đồng bằng như Hải Dương, năm 2016, đàn trâu chỉ còn 4.374 con, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2015. Những người ở ngành nông nghiệp tỉnh này còn “tếu táo” rằng các nhà nhiếp ảnh gia không nhanh, thì sẽ chẳng còn trâu trên cánh đồng của tỉnh mà chụp…

     

    Trong khi đó, nhu cầu thịt trâu trong nước cũng tăng chóng mặt khiến trâu thịt luôn “cháy hàng”. Mặt khác, mỗi năm, nước ta cũng nhập khẩu một số lượng không nhỏ thịt trâu, xương trâu từ Ấn Độ phục vụ thị trường trong nước nhu cầu tiêu dùng trong nước.

     

    Đi tìm nguyên nhân

     

    Lí giải điều khiến đàn trâu nước ta rơi vào tình trạng như vậy, PGS TS Đinh Văn Cải cho rằng: Trâu được sinh ra để đi cày. Nhiệm vụ cày kéo của nó đã xong. Nếu kéo xe trên đường thì không chịu được nắng nóng như bò. Từ giống kéo cày sang chuyển sang mục tiêu lấy thịt là không phù hợp về ngoại hình. Vì cơ bắp ít, thịt ít, thịt dai cứng… So với con bò, về sản xuất thịt trâu kém lợi thế hơn.

     

    Đàn trâu thả ra là hay chạy tìm chỗ trũng, đi đến ruộng lúa màu, thích ăn lúa màu người trồng…. Nuôi ở đồng bằng thì phải có người chăn dắt, mà giờ ở làng quê không có người chăn trâu!

     

    Trâu chỉ còn phát triển được ở những nơi có bãi chăn thả rộng, có nguồn nước, vì vậy đồi núi trung du là đáp ứng được, bằng chứng là trâu có nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên…). Tây Nguyên có khí hậu khô hạn và diện tích đất đai đã dành cho cây công nghiệp, không thả trâu thành đàn đông được. Tại ĐBSCL, có nước có bùn nhưng lúa màu trồng 3 vụ, không còn chỗ trống cho bầy trâu. Khi mà các tỉnh công nghiệp hóa, nhà máy mọc nhiều, cây công nghiệp, rừng trồng trải kín đồi thì nơi chốn cuối cùng cho con trâu cũng hết!

     

    Một nguyên nhân khác được TS Cải chỉ ra, đó là: Trâu đực giống rất hung dữ, hay đánh nhau, rất nguy hiểm cho người chăn nó. Trâu cái thì sinh đẻ thưa, do có tính “xấu hổ” nên động dục rất thầm lặng khó phát hiện, đâu có mà ì mặt ra như lợn, đâu có kêu toáng lên như bò.

     

    Người nuôi trâu đực giống không được quyền lợi gì, họ không nuôi. Nghe đực tốt, lớn nhanh, đẹp mã đến tuổi dậy thì mê cái là bán vào lò mổ. Những con đực ốm yếu, hiền lành, hiền như con cái thì được giữ lại để cày là chính không phải mục tiêu phối giống. Vì vậy, các địa phương nuôi trâu quy mô nông hộ thiếu đực giống tốt (to, khỏe, hăng hái), ngay cả khi có họ cũng giữ cho nhà họ không muốn nó truyền giống cho hàng xóm. Những con đực tốt ở địa phương được thương lái săn lùng rất sớm trong đó có mục đích nuôi để chọi. Đàn cái cả nước, nói chung thiếu trâu đực giống tốt, ngay cả những nơi có trâu đực (hiền như trâu cái) thì sự tiếp xúc đầy đủ giữa trâu cái khi động dục với trâu đực cũng bị thiếu. Từ thiếu đực, đẻ ít, tăng đàn khó, chất lượng các thế hệ sau giảm dần.

     

    Còn ThS Phí Như Liễu, Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn, cho rằng:

     

    Chúng ta đang thiếu chính sách để duy trì và phát triển chăn nuôi đại gia súc, trong đó có con trâu. Trong nhiều năm qua, đại gia súc (có thể trừ bò sữa) trong đó có con trâu, liên tục xếp hàng thứ yếu, không phải là con trọng điểm được đầu tư như heo, gà. Từ đó, dẫn đến các chương trình, dự án hay đề tài nghiên cứu để trợ giúp ngành này cũng thứ yếu theo. Chính sách về đất đai không thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, phần lớn được sử dụng cho phát triển cây công nghiệp, như cao su điều… Do đó, thu hẹp bãi chăn thả tự do của trâu. Đầu tư cho chăn nuôi cần nguồn vốn đầu tư lớn hơn trồng trọt rất nhiều, như con giống trâu, bò cũng cần 30 – 40 triệu/con cái sinh sản, rồi chuồng trại, đất đai để trồng cây thức ăn, trong khi đó nếu chăn nuôi trâu bò sinh sản thì phải qua chu kỳ gần 3 năm mới bắt đầu có sản phẩm để bán thu hồi vốn. Vì lẽ đó, hiếm có doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước chú ý đầu tư sản xuất trong lĩnh vực này…

    Cần nhanh chóng vực dậy đàn trâu!Nhiều người lo lắng những con trâu sẽ không còn trên cánh đồng. Ảnh: Đinh Cải

     

    Đã có tín hiệu sáng?

     

    Trước thực trạng buồn này, đầu năm 2017, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Viện Chăn nuôi bằng mọi cách phải xốc lại bằng được đàn trâu, có giải pháp quyết liệt, cụ thể để tăng tổng đàn trên cơ sở đẩy mạnh thu hút xã hội hóa và đầu tư tư nhân, ít đầu tư ngân sách nhà nước nhất.

     

    Theo Bộ trưởng, hiện tại, một số DN tại miền núi như Hòa Bình đã có cơ sở vật chất rất tốt để SX trâu giống và rất thiết tha tâm huyết với chăn nuôi trâu. Bộ trưởng chỉ đạo Cục Chăn nuôi khẩn trương phối hợp, giúp DN này trong việc tháo gỡ khâu quy hoạch vùng nuôi, xây dựng đồng cỏ.

     

    Đối với việc nghiên cứu cải tạo chất lượng đàn trâu, Bộ trưởng cho biết sẽ có giải pháp nâng cấp, đầu tư cho 2 trung tâm nghiên cứu về trâu tại Thái Nguyên và Bình Dương. Theo đó, tiếp tục rà soát, tìm kiếm các giống trâu tốt nhất trong khu vực, NK về nước để tăng nhanh đàn trâu đực giống phục vụ khâu nhân giống trâu chất lượng cao trong nước.

     

    Một tín hiệu sáng nữa đó là trong năm 2016, lượng tinh trâu tiêu thụ trên thị trường đã có bước tăng đột biến lên mức khoảng 14 nghìn liều, tăng 5 lần so với mức bình quân hàng năm. Điều này cho thấy nhu cầu thị trường thịt trâu đang rất rộng, cũng như người chăn nuôi đang rất chú trọng vào chăn nuôi trâu.

     

    Cần biện pháp đồng bộ

     

    Để lai tạo đàn trâu theo hướng thịt, xét về góc độ giống, PGS TS Đinh Văn Cải đưa ra ý kiến: Phải lai tạo trâu nội với trâu Murrah để lớn nhanh, thịt nhiều, thịt mềm con lai (F1 Murrah x trâu nội) cao hơn 15-20% so với nghé nội cùng lứa tuổi, giá bán thì cao hơn khoảng 50%. Không thể chọn lọc trâu nội theo hướng thịt được.

     

    Tại những vùng có đàn trâu cái nhiều, Nhà nước cần cho họ một số trâu đực giống tốt để truyền giống trực tiếp. Trâu đực này tuyển chọn những con tốt nhất từ vùng khác về (tránh cận huyết đời con), trâu này giao cho hộ nông dân nuôi, chỉ truyền giống không cày kéo. Trong vòng 4 – 5 năm không thu phí khi trâu đực nhảy cái. Sau 5 năm, trâu đực thuộc về họ và có quyền thu phí phối giống theo giá thị trường. Nhà nước mua lại những con trâu đực tốt từ các hội chọi trâu để cung cấp cho các vùng sâu, vùng có nhiều trâu cái.

     

    Đưa ra những biện pháp về dinh dưỡng, TS Phí Như Liễu thì cho rằng: Chi phí về dinh dưỡng cho gia súc luôn là một vấn đề hết sức quan trọng trong chăn nuôi. Vì vậy, nó phải được quan tâm đúng mức, nếu không sẽ dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Mặc dù trâu là loài vật nuôi có khả năng tận dụng nguồn thức ăn phế phụ phẩm của nông nghiệp gần như là tốt nhất, về tự nhiên thì trâu cũng là loại tận dụng nguồn thức ăn ở những nơi mà các gia súc khác ít khai thác (đầm lầy, vùng ngập nước).

     

    Chúng ta đã có nghị định 210/2015 liên quan đến chăn nuôi đại gia súc, tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các chính sách này vẫn chưa được triển khai thực sự trong sản xuất, vì vậy cần các thông tư hướng dẫn cụ thể, cần sự hợp tác của các cơ quan trung ương có liên quan và chính quyền địa phương cùng vào cuộc để triển khai thực hiện.

     

    Phải nghiên cứu quy hoạch vùng dựa trên ưu thế thế về đồng bãi, tập quán chăn nuôi, có thị trường tiêu thụ sản phẩm, có công nghiệp chế biến bảo quản, tránh chỉ dựa vào nhân công rẻ, có điều kiện thiên nhiên tốt, vì sản xuất mà không gắn liền thị trường thì sẽ không hiệu quả.
    Phải định hướng phát triển theo quy mô hàng hóa, không phải là chăn nuôi tận dụng, để chú trọng đầu tư có quy mô có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật để tổ chức sản xuất phù hợp, tạo điều kiện để người sản xuất liên kết cộng tác thành từng tổ nhóm sản xuất tạo tiếng nói trên thị trường hiệu quả hơn.

     

    Đất nước chúng ta không có nhiều ưu thế cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, vì vậy các chính sách của nhà nước cần ưu tiên cho ngành sản xuất này ít nhất cũng đủ cung cấp cho thị trường trong nước, cần khẳng định phát triển chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất thịt, để có định hướng rõ ràng về công tác đầu tư cải tạo chọn lọc con giống.

     

    ThS Phí Như Liễu cũng cho rằng: Những năm qua Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn, trong thời gian dài cũng ở trong tình trạng khó khăn như đặc trưng của ngành. Do đó, sự đóng góp của trung tâm cho sự phát triển của riêng con trâu có phần nào chưa được theo mong đợi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, về góp ý cho chiến lược của chăn nuôi trâu Trung tâm cũng đã định hướng cải tạo con trâu theo hướng sản xuất thịt. Hàng năm, trung tâm cũng đã cung cấp ra thị trường một số đực giống để huấn luyện, cho lai tạo với trâu địa phương, tạo con lai có khả năng tăng trọng tốt hơn từ 15 – 20% so trâu nội, tỷ lệ thịt xẻ cũng cao hơn. Trung tâm cũng đã cung cấp 6 trâu đực Murah thuần cho Trung tâm Moncada để sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ gieo tinh nhân tạo trên diện rộng hơn trong cả nước.

     

    Hằng năm, Trung tâm cũng đào tạo được từ 100 – 150 dẫn tinh viên có tay nghề cao, phục vụ cho công tác gieo tinh nhân tạo trâu, bò trên cả nước; cung cấp các giống cỏ trồng năng suất, chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi; tổ chức các khóa học truyền đạt các biện pháp chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phế phụ phẩm để tạo nguồn thức ăn có giá trị tốt hơn và bảo quản được lâu hơn…

     

    Hà Ngân

    Nhà nước nên cho không người nuôi trâu tinh trâu và vật tư đi kèm, người nuôi chỉ trả công gieo tinh, thí dụ 50 000 đ/lần cho dẫn tinh viên. Cho không người nuôi trâu giống cỏ (hạt và hom) tính trên đầu trâu và diện tích đất trồng cỏ thực tế. Miễn phí tất cả tiền và công tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Xây dựng các mô hình nông hộ 5; 10; 15 … con trâu cái làm nên lai tạo F1 Murrah tại các địa phương có điều kiện (đồng bằng, Trung du…). Hướng dẫn và trợ giúp kỹ thuật trồng cỏ, phòng bệnh, nuôi dưỡng trâu mẹ và con lai F1. Hiệu quả của mô hình sẽ khiến nó được nhân ra từ từ.

    PGS TS Đinh Văn Cải

    2 Comments

    1. Nguyễn Hữu Thạch

      Mong tìm đầu ra cho con trâu.

    2. Trang Nhung

      Bạn ở đâu vậy?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.