[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, khi giá lợn hơi xuống thấp kỷ lục, thậm chí bán không ai mua; thì người chăn nuôi ở nhiều chuỗi liên kết vẫn duy trì số lượng đàn, có lãi và tiếp tục chuẩn bị cho những lứa lợn mới. Điều này khẳng định, chăn nuôi theo chuỗi là hướng đi tất yếu và bền vững của ngành trong tương lai!
Liên kết theo chuỗi giúp giảm rủi ro trong chăn nuôi
Nhập chuỗi: Người chăn nuôi vẫn sống tốt!
Tại tỉnh Lào Cai, thời điểm này, gia đình anh Phạm Văn Hợp (tổ 1, Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng) chuẩn bị bán lô lợn thứ 2 cho Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hùng Dũng với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn bên ngoài 4.000 đồng.
Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hùng Dũng cho biết, hai bên ký hợp đồng có chứng nhận của cơ quan Nhà nước. Cách quản lý của công ty là bấm xăm tai những con lợn của công ty, ai bán ra ngoài bên nào sai bên ấy chịu. Cám công ty cấp cho, bao nhiêu lợn công ty cũng thu mua.
Mô hình doanh nghiệp (DN) cung ứng cám đến các hộ chăn nuôi, tiền cám sẽ được trừ khi chính nông dân bán lại lợn cho DN. Đồng thời, DN cam kết mua lại toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường. Từ vài hộ tham gia nuôi thử nghiệm ở khu vực thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng nay đã có hàng trăm hộ tham gia mô hình liên kết này.
Chuỗi thực phẩm sạch thứ 7 trên địa bàn tỉnh Lào Cai vừa được ra mắt thị trường. Trong khi nhiều nơi phải giải cứu, thịt lợn ở đây lại rất đắt khách khi sản phẩm được chứng nhận không chứa hormone và các chất cấm trong chăn nuôi, không tồn dư chất kháng sinh, kim loại nặng và có mùi thơm đặc trưng của thảo dược.
Mô hình ở Lào Cai chính là giải pháp lâu dài mà ngành chăn nuôi hướng tới và mở rộng. Từ mô hình, người dân cũng thấy được sự liên kết bao giờ cũng giảm rất nhiều rủi ro, nông sản mà họ làm ra sẽ không rơi vào tình trạng chờ giải cứu như nhiều nông sản từ đầu năm đến nay.
Trong bối cảnh đó, tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi ở Hải Dương bước đầu cũng mang lại những tín hiệu khả quan. Trên địa bàn tỉnh, từ quý IV năm 2016, Công ty CP Thực phẩm sạch Lebio Việt Nam bước đầu đã cùng với chủ các trang trại chăn nuôi ký hợp đồng sản xuất và thu mua thịt lợn sinh học, là mô hình tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Công ty Lebio bán thức ăn sinh học cho trang trại chăn nuôi các xã: Nam Hồng, Đồng Lạc (huyện Nam Sách), Cẩm Chế, Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hợp Đức, Thanh Khê, Tiền Tiến (huyện Thanh Hà); Hồng Phong, Hồng Thái (huyện Thanh Miện); Bình Xuyên (huyện Bình Giang) (theo thống kê 80-100 trang trại, số lợn theo hợp đồng khoảng 18.000 con). Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật xuống trang trại, hướng dẫn bà con chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật của Lebio. Theo đó, lợn ăn thức ăn sinh học từ sau cai sữa đến xuất bán có trọng lượng từ 100 – 120kg/con, tiêm vắcxin phòng bệnh truyền nhiễm, không trộn kháng sinh và các chất cấm vào thức ăn, khi ốm không tiêm kháng sinh mà dùng thuốc sinh học của công ty để chữa bệnh. Toàn bộ số lợn đã ký hợp đồng, Công ty thu mua theo giá thị trường và cộng thêm hai giá (lấy giá của CP làm chuẩn). Lợn được giết mổ tại nhà máy của công ty thuộc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Thịt lợn thành phẩm được cung cấp đến các cửa hàng, có bao bì bảo quản, tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Ở Hải Dương, đã có điểm bán thịt lợn sạch của Công ty ở chợ Cháy, xã Cẩm Chế (huyện Thanh Hà), chợ Phú Yên (thành phố Hải Dương).
Chị Nguyễn Thị Ngoan, xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương cho biết gia đình chị hiện tại có 20 lợn nái ngoại, mỗi năm cung cấp từ 100 – 150 lợn thương phẩm. Cuối tháng 10/2016, gia đình chị đã ký hợp đồng với công ty Lebio về tiếp nhận quy trình công nghệ tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị và được cán bộ kỹ thuật của công ty tận tình hướng dẫn. Trước khi xuất bán lợn, cán bộ kỹ thuật của công ty đến kiểm tra. Lợn xuất bán được giao tại cửa chuồng, chi phí vận chuyển do công ty chịu trách nhiệm và thanh toán.
Chị Ngoan cho biết, với cách làm trên đây, chị hoàn toàn yên tâm. Từ khi hợp đồng với công ty, chị đã xuất bán được 45 con, với tổng khối lượng đạt 5000kg. Sử dụng thức ăn sinh học tiêu tốn từ 2,2 – 2,4kg tăng trọng.
Anh Trịnh Văn Kỷ, thôn Nhân Lư, xã Cẩm Chế, cũng là một hộ trong chuỗi sản xuất của công ty Lebio cho biết, qua theo dõi các lứa lợn, anh nhận thấy giá thành sản xuất ra 1kg lợn hơi dao động từ 22.000 – 24.000 đồng/kg. Sử dụng thức ăn sinh học lợn ít ốm, đỡ chi phí mua thuốc thú y từ 2.000-3.000 đồng/kg. Môi trường chăn nuôi được đảm bảo, mùi hôi thối giảm đi rõ rệt. Đầu ra được đảm bảo, nhờ đó anh rất yên tâm sản xuất.
Ông Nhữ Đình Tú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm sạch Lebio, cho biết: Giá lợn hơi cổng trại đã giảm và còn giảm nữa. Song, những người đang theo chuỗi của Lebio ở 20 tỉnh miền Bắc, trong đó ở Hải Dương, chăn nuôi vẫn có lãi. Hiện nay, Lebio đang thu mua 35.000 đồng/kg thịt lợn hơi cho bà con. Lebio hi vọng sẽ xây dựng nền chăn nuôi sạch và vươn tầm quốc tế.
Tại Nghệ An, chị Lê Thị Hồng Vân, Tân Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết đang tham gia Chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt. Thịt lợn sinh học của gia đình chị được bán với giá 37.000 đồng/kg hơi. Chị cho rằng mình may mắn khi được vào chuỗi mà không bị bể nợ vì bão giá lúc này. Trong quá trình chăn nuôi, chị Vân không cần dùng thuốc kháng sinh để phòng và điều trị bệnh. Sau khi nuôi khoảng 7 tháng, lợn đạt khoảng 1, 3 tạ/con và được công ty bao tiêu toàn bộ. Thời gian gần đây, công ty cũng đã hạ giá cám xuống để chung tay cùng người chăn nuôi…
Cần thiết phải theo chuỗi
Ông Nguyễn Văn Tịnh, Chủ tịch Hội CN-TY tỉnh Hải Dương cho rằng: Để chăn nuôi phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao thì cần giải quyết đồng bộ từ tổ chức sản xuất đến kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm (thực phẩm sạch). Tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất là hình thức tổ chức chăn nuôi tiên tiến và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, người tiêu dùng có sản phẩm sạch và an toàn.
Cùng quan điểm phải tổ chức sản xuất và chăn nuôi theo chuỗi, khi trao đổi với PV Chăn nuôi Việt Nam, ông Võ Việt Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Anh Dũng khẳng định: Không có Chính phủ nào có thể đong đếm được nhu cầu tiêu thụ bao nhiêu lợn thịt mà nhất thiết phải xã hội hóa. Các DN phải mở các chuỗi liên kết, quản lí từ đầu vào đến đầu ra, khả năng mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu lợn thịt, từ đó sẽ hợp tác với bao nhiêu trang trại… Khi đó sẽ không có khủng hoảng thừa và nếu có thì không thể đá bóng trách nhiệm sang cho ai. “Theo tôi, để làm được việc như thế này, chỉ cần 2 năm là có thể giải quyết được. Đó là phương án mà tôi tham mưu với Bộ NN&PTNT”, ông Dũng nhấn mạnh thêm.
Chăn nuôi lợn không thể siêu lợi nhuận như năm vừa rồi. Nó chính là hệ lụy cho bây giờ. Đối với chăn nuôi, cần tính toán 1 con lợn giá thành sản xuất bao nhiêu và có khung lợi nhuận chỉ dao động 100.000 – 200.000 đồng. Lợn thịt cũng vậy, lợi nhuận đó đảm bảo để những nhà đầu tư trước yên tâm chăn nuôi và ngăn những nhà đầu tư khác đứng núi này trông núi nọ. Qua trao đổi, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã chia sẻ một số thông tin về những giải pháp căn cơ sẽ được thực hiện ngay sau cuộc khủng hoảng giá lợn vừa qua, trong đó có việc sản xuất theo chuỗi. Ông khẳng định: Chúng ta phải rà soát quy hoạch với thị trường sản xuất đó là bán cho ai. Nhà nước xác định rõ đối tác, đối thủ. Trên cơ sở định hướng quy hoạch đó, cần sản xuất nông sản theo chuỗi liên kết, ở đó HTX DN hiệp hội là là động lực, dự báo thị trường, người sản xuất nằm trong chuỗi tổ chức theo yêu cầu thị trường; đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm và chia sẻ lợi nhuận. Bên cạnh đó, khai thác thị trường trong nước là đương nhiên, nhưng cầm tìm ra thị trường xuất khẩu….
Hà Ngân
“Nhà nước chỉ tạo ra hành lang pháp lý, thủ tục, sân chơi, là bà đỡ cho các chuỗi. Nhà đầu tư là các doanh nghiệp sẽ bàn bạc với các đối tác là các trang trại, siêu thị, lò giết mổ để quyết định sản lượng…” – Ông Võ Việt Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Anh Dũng khẳng định.
- chăn nuôi theo chuỗi li>
- liên kết chuỗi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất