Chiều 27/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc làm việc với đoàn công tác của Bộ trưởng Nông nghiệp và Nông sản Thực phẩm Canada, Lawrence MacAulay.
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Canada Lawrence Macaulay cho biết, Canada sẽ sớm tài trợ dự án “An toàn cho tăng trưởng” với khoảng 15 triệu đôla Canada với Việt Nam. Đây là dự án tiếp nối dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm” đã được thực hiện trong giai đoạn 2008-2014.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói: “Hai bên cùng tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và Canada tăng cường đầu tư, góp phần phát triển thị trường nông sản giữa hai nước.”
Các mặt hàng nông sản thực phẩm và hải sản xuất khẩu chủ lực của Canada sang Việt Nam gồm hải sản, bột mì, đậu tương, thịt bò, thịt lợn, hoa quả, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Mặt hàng có sự tăng trưởng đặc biệt cao trong năm ngoái là tôm hùm tươi sống, các loại cá, hải sản, đậu tượng, lúa mì…
Bộ trưởng Canada mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam hơn nữa và sớm được xuất khẩu quả việt quất sang Việt Nam.
Canada cũng là nước sản xuất thịt lợn lớn trên thế giới, do đó cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam về các giống gien lợn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam khuyến khích nhập khẩu các giống lợn chất lượng cao. Việt Nam là nước cũng rất phát triển thủy sản, do đó tôm hùm của Canada có thể nghiên cứu nuôi tại Việt Nam để vừa bán tại thị trường Việt Nam, vừa đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong 10 nước ASEAN. Nông sản thực phẩm và hải sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Canada với Việt Nam.
Năm 2016 Việt Nam xuất khẩu sang Canada 2,65 tỷ USD, nhập khẩu 389,9 triệu USD.
Trong thời gian qua, Chính phủ Canada đã hỗ trợ trực tiếp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 dự án.
Đó là, dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm” với tổng kinh phí là 17 triệu CAD.
Mục tiêu của dự án là cải thiện chất lượng, an toàn và khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản, gồm rau, quả, chè, thịt lợn, thịt gà thông qua tăng cường hệ thống sản xuất và chế biến.
Dự án đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, thí điểm một số mô hình chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản.
Dự án thứ hai là “Hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam” với tổng kinh phí là 500.000 CAD.
Dự án đã trợ đẩy mạnh đầu tư tư nhân cho phát triển nông nghiệp, đổi mới chính sách và tăng cường năng lực. Dự án đã vừa kết thúc hoạt động tháng 12/2016./.
Bích Hồng
Nguồn tin: TTXVN/ Vietnam+
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất