Lợn Táp Ná là một giống lợn bản địa của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có chất lượng thịt thơm ngon, cho lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, bà con địa phương vẫn chăn nuôi theo tập quán thả rông là chủ yếu, thức ăn dành cho lợn chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng. Vì vậy, trải qua nhiều thế hệ, lợn Táp Ná có xu hướng bị thoái hóa giống (do giao phối cận huyết), năng suất giảm.
Nhằm lưu giữ nguồn gen quý của lợn Táp Ná và giúp các hộ nông dân nâng cao sinh kế, ổn định cuộc sống, năm 2020 Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng đã lựa chọn thị trấn Xuân Hòa làm điểm triển khai thực hiện mô hình “Chăn nuôi lợn sinh sản giống lợn Hương, lợn Táp Ná” thuộc dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, lợn Táp Ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc miền núi” giai đoạn 2020 – 2022. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5/2020.
Ngày 08/12/2020, Trung tâm phối hợp với UBND thị trấn Xuân Hòa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả của mô hình.
Tham dự Hội nghị gồm có đại diện Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hà Quảng, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Quảng, đại diện lãnh đạo UBND và bà con nông dân các xã Ngọc Đào, Trường Hà, Sóc Hà và các hộ tham gia mô hình.
Theo báo cáo đánh giá kết quả mô hình, đến thời điểm hiện tại đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, con cái có khối lượng trung bình khoảng 40 – 5 5kg đã động dục và cho phối giống, đang trong quá trình theo dõi lợn chửa. Con lợn đực có khối lượng khoảng 45 – 55 kg, đã cho nhảy giống và khai thác tinh. Thời điểm hiện tại chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế cụ thể, tuy nhiên theo các hộ tham gia thực hiện và chính quyền địa phương đánh giá: mô hình triển khai rất phù hợp cần được nhân rộng. Đặc biệt, trong thời điểm dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, việc tìm nguồn cung cấp con giống đạt chất lượng cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh tái đàn rất khó khăn. Chính vì vậy, đàn lợn con được đẻ ra trong mô hình sẽ là nguồn cung ứng con giống tại chỗ tin cậy, đảm bảo an toàn dịch bệnh giúp bà con chăn nuôi trên địa bàn tái đàn hiệu quả hơn. Hiện nay, nhu cầu con giống lớn nên giá lợn giống khá cao, hứa hẹn mang lại sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia.
Các đại biểu cũng đã được đến tham quan mô hình tại hộ bà Đàm Thị Thơ thuộc xóm Bản Giàng. Tại đây, các đại biểu đã được nghe chủ hộ chia sẻ về quá trình thực hiện mô hình, những kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho đàn lợn.
Đại biểu tham quan mô hình “Chăn nuôi lợn sinh sản giống lợn Hương, lợn Táp Ná” của bà Đàm Thị Thơ thuộc xóm Bản Giàng, thị trấn Xuân Hòa
Ông Đàm Đức Phúc – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng nhấn mạnh: Giống lợn Táp Ná có chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu, được người tiêu dùng rất ưa chuộng mặc dù giá bán cao hơn so với lợn lai, nhu cầu thị trường đầu ra lớn, cung vẫn chưa đủ cầu. Vì vậy, mô hình có thể được nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, để việc nhân rộng dự án được bền vững, có hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn tuyên truyền sâu rộng trong công tác phòng chống dịch bệnh kết hợp chăn nuôi an toàn sinh học nhằm nâng cao ý thức của toàn thể các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Mặt khác, đề nghị các hộ tham gia, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật và chính quyền địa phương tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi sát sao đàn lợn Táp Ná để đảm bảo đạt được kết quả của mô hình trong năm 2021./.
Linh Đa
Trung tâm Khuyến nông và GNLN Cao Bằng
Nguồn: Khuyến Nông VN
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất