[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cục Thú y vừa ban hành công văn số 2116/TY-DT do ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y kí ngày 1/12/2020, về việc cập nhật thông tin về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm Long móng và khuyến cáo sử dụng vắc xin.
Từ năm 2019 đến nay, các ổ dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) đã xảy ra tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước (ảnh: Nguyễn Ngọc Sơn)
Công văn nêu rõ, từ năm 2019 đến nay, các ổ dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) và Lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước. Kết quả giám sát cho thấy các chủng vi rút CGC, vi rút LMLM lưu hành nhiều ở môi trường và đàn vật nuôi, cùng với các yếu tố như mật độ chăn nuôi cao, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn, chăn nuôi an toàn sinh học còn nhiều hạn chế, thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh tồn tại, phát triển. Do đó, nguy cơ dịch bệnh CGC và LMLM phát sinh, lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Nhằm cung cấp cơ sở để các địa phương xây dựng và chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, Cục Thú y thông báo tình hình lưu hành vi rút CGC, LMLM trong các năm 2019 – 2020 và khuyến cáo sử dụng vắc xin như sau:
1. Đối với bệnh Cúm gia cầm
a) Lưu hành vi rút A/H5
– Kết quả giám sát chủ động và bị động vi rút CGC từ năm 2019 cho đến nay cho thấy có 2 chủng vi rút CGC A/H5N1 và A/H5N6 lưu hành tại Việt Nam. Chủng vi rút CGC A/H5N6 phân bố ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước; chủng vi rút CGC A/H5N1 chủ yếu phân bố tại các địa phương phía Nam.
– Kết quả giải trình tự gien các chủng vi rút CGC A/H5N6 và A/H5N1 được lấy từ các ổ dịch, giám sát chợ từ tháng 01/2019 đến tháng 5/2020 cho thấy các nhánh vi rút CGC không có biến đổi lớn về di truyền, cụ thể như sau:
+ Vi rút CGC A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4g và 2.3.4.4h; trong đó, nhánh 2.3.4.4g lưu hành tại các tỉnh miền Trung và miền Nam; nhánh 2.3.4.4h lưu hành tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
+ Vi rút CGC A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1c lưu hành tại các tỉnh miền Nam.
Thông tin chi tiết về lưu hành vi rút CGC tại Phụ lục 1.
b) Khuyến cáo lựa chọn vắc xin
– Hiện nay, có nhiều loại vắc xin CGC đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam. Chi tiết tại Phụ lục 2.
– Căn cứ tình hình lưu hành các chủng, nhánh vi rút CGC nêu trên, hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị cung ứng vắc xin, khuyến cáo sử dụng vắc xin CGC tại Công văn số 37/TY-DT ngày 10/01/2020 của Cục Thú y, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin CGC phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia cầm tại địa phương (Cục Thú y đang tổ chức đánh giá hiệu lực các loại vắc xin CGC và dự kiến sẽ có văn bản cập nhật khuyến cáo sử dụng vắc xin CGC trong thời gian tới).
2. Đối với bệnh LMLM gia súc
a) Lưu hành vi rút
Kết quả phân tích định típ, đặc tính di truyền của các mẫu vi rút LMLM được thu thập tại Việt Nam từ cuối năm 2019 đến 2020 cho thấy:
– Vi rút LMLM típ O có 03 chủng: O/ME-SA/Ind2001e, O/ME-SA/PanAsia và O/SEA/Mya-98. Chi tiết về lưu hành vi rút LMLM tại Phụ lục 3.
– Trong một số trường hợp gia súc có thể bị nhiễm nhiều chủng vi rút LMLM. Ví dụ: ổ dịch LMLM trên lợn nhiễm đồng thời 02 chủng vi rút LMLM típ O (O/ME-SA/Ind2001e và O/SEA/Mya-98) lần đầu tiên ghi nhận tại xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
b) Khuyến cáo lựa chọn vắc xin
– Hiện nay, có nhiều loại vắc xin LMLM đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam. Chi tiết tại Phụ lục 4.
– Căn cứ kết quả đánh giá mức độ tương đồng kháng nguyên (với giá trị r1 ≥ 0,3) của vi rút lưu hành năm 2020 và các loại vắc xin, thông tin công bố cập nhật hiệu quả vắc xin của các Phòng thí nghiệm tham chiếu về bệnh LMLM của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) thực hiện, hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị cung ứng vắc xin LMLM, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin LMLM phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia súc tại địa phương; cụ thể như sau:
+ Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ O gây ra, sử dụng vắc xin chứa một hoặc kết hợp các kháng nguyên như: RAHO6/FMD/O-135; O 3039, O 3039 và O Manisa; O1Campos; O/Mya98/XJ/2010 và O/GX/09-07; hoặc các kháng nguyên vắc xin khác đã được cấp phép lưu hành và được chứng minh hiệu quả tại thực địa.
+ Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ A gây ra, lựa chọn vắc xin có chứa kết hợp hai thành phần kháng nguyên 22/Iraq và A/May/97; hoặc các kháng nguyên vắc xin khác đã được cấp phép lưu hành và được chứng minh hiệu quả tại thực địa.
+ Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ O và A gây ra, lựa chọn vắc xin có chứa kết hợp các thành phần kháng nguyên của típ O và típ A nêu trên.
Theo khuyến cáo của OIE, kinh nghiệm của các nước và thực tiễn của Việt Nam thời gian qua, trong trường hợp phải tiêm phòng bao vây ổ dịch, gia súc nên được tiêm vắc xin có hiệu lực cao từ 6PD50 trở lên.
Có nhiều loại vắc xin LMLM đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam
3. Tổ chức thực hiện
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố
– Khẩn trương, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 – 2025; Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2020 – 2025; các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
– Căn cứ tình hình dịch bệnh, lưu hành vi rút CGC, LMLM và khuyến cáo tại văn bản này để xem xét, tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương quyết định việc lựa chọn loại vắc xin phù hợp; chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút CGC và LMLM tại địa phương để làm căn cứ lựa chọn loại vắc xin trong thời gian tới; chủ động tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vắc xin.
b) Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng vắc xin tiếp tục chủ động, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên thực hiện đánh giá hiệu lực các loại vắc xin, đánh giá hiệu quả, giám sát sau tiêm phòng; gửi kết quả về Cục Thú y để có cơ sở xem xét, khuyến cáo lựa chọn, sử dụng các loại vắc xin.
Hà Ngân
Quý độc giả có thể xem toàn bộ công văn và phụ lục tại đây: CV2116
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất