[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo thông tin mới nhất của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới – OIE (World Organization For Animal Health) và Tổ chức Y tế thế giới – WHO (World Health Organization, từ tháng 10 năm 2019 trở lại đây, bệnh cúm gia cầm lại xuất hiện trở lại trên nhiều nước, diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện thêm các chủng mới ảnh hưởng không nhỏ đến đàn gia cầm và con người tại địa bàn xảy ra dịch bệnh.
Tính đến cuối tháng 2 năm 2020 đã có 20 nước xuất hiện các ổ dịch mới, gây nhiễm cho trên 3 triệu gia cầm.Ngoài chủng virut đã biết đến từ trước (A/H5N1) đã xuất hiện thêm nhiều chủng mới như A/H5N2, A/H5N5 tại Đài Loan vào ngày 20 tháng 2 vừa qua; A/H5N6 xuất hiện tại các nước Trung Quốc, Việt Nam và Nigeria từ tháng 12/2019 đến nay.
Đặc biệt chủng vi rút mới A/H5N8 có phổ gây bệnh rất rộng đã làm cho hàng triệu gia cầm mắc bệnh tại nhiều nước ở 3 châu lục, trong đó tập trung chủ yếu tại nhiều nước châu Âu như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Hungari, Rumani…, ngoài ra chủng này còn xuất hiện tại Ả rập Xê-ut của châu Á và Nam Phi của châu Phi.
Chưa dừng tại đó, từ tháng 10/2019 đến naycòn xuất hiện thêm một số chủng mới như A/H7N3 gây bệnh cho đàn gà của Mexico; A/H7N4 và A/H7N9 xuất hiện tại Trung Quốc và Đài Loan. Gần đây nhất, sự xuất hiện của loại virut A/H5N1 mới có bộ gen đã được biến đổi mang tính chất địa phương (không thể sử dụng loại vaxin thông thường để phòng bệnh) gây bệnh cho đàn gà của Indonesia, và Hy Lạp cho thấy tính chất phức tạp, khó lường, khó kiểm soát của dịch bệnh này.
Tại Việt Nam, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết từ đầu năm đến hết tháng 2/2020 trên cả nước đã ghi nhận 34 ổ dịch cúm gia cầm, với 2 chủng vi rút là A/H5N6 và A/H5N1 xuất hiện tại 10 tỉnh, thành phố. Trong đó, Thanh Hóa và Hà Nội là 2 địa phương có nhiều ổ dịch, trên 100.000 con gia cầm đã chết hoặc tiêu hủy. Với kinh nghiệm phòng chống dịch từ những năm trước, các địa phương đã chủ động vào cuộc, đề ra nhiều biện pháp quyết liệt nên hy vọng sẽ sớm dập tắt được dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.
Một thông tin đáng mừng là kể từ năm 2015 trở lại đây, trên toàn thế giới chưa có báo cáo nào ghi nhận bệnh tình trạng lây sang người. Tuy nhiên, không thể lơ là, chủ quan, các cấp, các ngành liên quan và các địa phương phải luôn đề cao cảnh giác vì chúng ta đã có những bài học đắt giá về dịch bệnh này từ năm 2003 trở lại đây. Ngoài gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, làm chết hàng trăm triệu gia cầm còn làm cho 861 người mắc bệnh, trong đó có 455 người chết.
GS.TS Nguyễn Duy Hoan – ĐH Thái Nguyên
- cúm gia cầm li>
- tình hình cúm gia cầm li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất