[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là chủ đề buổi hội thảo do Tập đoàn Olmix tổ chức sáng ngày 10/09/2021 trên nền tảng trực tuyến với các khách mời là những chuyên gia trong lĩnh vực phát triển thị trường kinh doanh, chăn nuôi và thú y.
Cập nhật xu hướng…
Phát biểu khai mạc hội thảo ông Trịnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Olmix Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Với những khó khăn, thách thức của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam, cuộc sống của chúng ta cũng phần nào bị ảnh hưởng và có sự thay đổi. Chuyển sang một bối cảnh mới, chúng ta cần nhanh chóng thích nghi và giữ vững niềm tin. Với cam kết sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng, qua buổi hội thảo lần này, Olmix hy vọng sẽ mang đến cho quý khách hàng cùng các đối tác của mình những góc nhìn mới cũng như cập nhật xu hướng thị trường trong tương lai”.
Ông Trịnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Olmix Châu Á Thái Bình Dương phát biểu khai mạc tại Hội thảo – Ảnh chụp từ màn hình
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, bà Trần Đặng Phương Vy, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Kantar cho biết, trong nửa đầu năm 2021 GDP, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục được phục hồi, trong khi chỉ số CPI và Doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng vẫn duy trì ở mức thấp. Ở chiều ngược lại, hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài vẫn chịu sự tác động của đại dịch đang diễn ra. Làn sóng dịch bệnh mới bắt đầu từ tháng 5 đã đặt ra nhiều rủi ro cũng như thách thức đối với toàn ngành kinh tế trong nửa cuối năm 2021.
“Trong khoảng thời gian bùng phát dịch bệnh, người tiêu dùng giảm số lần mua hàng, nhưng lại tăng số lượng hàng hóa mỗi lần mua và có xu hướng tích trữ. Bên cạnh đó, thực phẩm đóng gói là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong thời điểm hiện tại, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử. Mua sắm trực tuyến và siêu thị nhỏ tiếp tục duy trì vị thế là một kênh quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vượt qua Đại siêu thị, trở thành kênh phân phối có đóng góp thị phần chi tiêu FMCG”, bà Phương Vy phát biểu tại hội thảo.
Đồng thời, đại diện Kantar cũng đưa ra dự báo về 5 xu hướng trong ngành thực phẩm đóng gói đó là: Sự khác biệt trong suy nghĩ của người tiêu dùng; Tiêu dùng tại nhà phổ biến hơn; Các kênh mua sắm hiện đại đang phát triển mạnh mẽ; Chú trọng hơn về sức khỏe và khả năng miễn dịch của sản phẩm; Sự chuyển dịch chi tiêu sang những sản phẩm thiết yếu. Bên cạnh đó, theo khảo sát của Kantar cho thấy các hộ gia đình Việt Nam đang cắt giảm chi tiêu cho những thứ ít thiết yếu hơn như phương tiện di chuyển, giải trí, du lịch và chi tiêu nhiều hơn cho đồ ăn, thức uống, hàng tiêu dùng nhanh phục vụ tiêu dùng tại nhà.
Bà Trần Đặng Phương Vy, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Kantar chia sẻ tại Hội thảo – Ảnh chụp từ màn hình.
Tiếp cận thị trường,…
“Người tiêu dùng hiện đang có ý thức hơn và tích cực quản lý chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tật, sống khỏe mạnh kết hợp với các thực phẩm tăng cường miễn dịch, ưu tiên lựa chọn những thức ăn có nguồn gốc thực vật. Đây chính là cơ hội cho các nhà sản xuất cũng như các nhãn hiệu đẩy mạnh thông điệp về các sản phẩm tăng cường miễn dịch (men vi sinh, vitamin, chất dinh dưỡng bổ sung…). Tận dụng và nhấn mạnh các dòng sản phẩm tăng cường sức khỏe”, đại diện Kantar chia sẻ thêm.
Dự đoán về xu hướng tiêu dùng trong năm 2021-2022, bà Vy cho biết, Kanta dự báo 5 xu hướng chính sẽ xuất hiện bao gồm: Những giỏ hàng lớn hơn sẽ thay thế cho các chuyến đi mua sắm, người tiêu dùng sẽ tiếp tục “hợp lý hóa” chi tiêu, mong muốn về cuộc sống vui khỏe ngày càng tăng, người tiêu dùng sẽ mua hàng “có mục đích” hơn và khao khát một cuộc sống ít căng thẳng hơn.
Qua đây, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định các sản phẩm hữu cơ, an toàn và lành mạnh là thói quen mà người tiêu dùng đang hướng tới. Tập đoàn Olmix rất tự hào khi mang trong mình sứ mệnh cung cấp giải pháp thiên nhiên về dinh dưỡng và sức khỏe cho vật nuôi, cây trồng. Đáp ứng các nhu cầu này, sản phẩm Algimun do Olmix sản xuất với những thành phần được chiết xuất từ tảo biến giúp vật nuôi tăng cường miễn dịch, hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Cũng tại hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ, giá thành sản phẩm chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm trung bình của khu vực, cao hơn các nước có nền chăn nuôi phát triển. Cụ thể, giá thành cơ bản của lợn hơi từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, gà công nghiệp từ 20.000 – 22.000 đồng/kg, trứng gà công nghiệp từ 19.000 – 21.000 đồng/kg, sữa từ 9.000 – 10.000 đồng/kg. Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, những chi phí này có thể còn tăng mạnh từ 15 – 30%.
Bên cạnh đó, ông Dương cũng cho biết, trong hoàn cảnh hiện nay chi phí TACN, chi phí thú y có tác động lớn đến giá thành sản phẩm.
Còn theo ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus khu vực châu Á nhận định, ở thời điểm hiện tại, nhu cầu tiêu thụ của người dân đang giảm mạnh, điều này dẫn đến ứ đọng, dư thừa sản phẩm, người chăn nuôi chịu rủi ro thua lỗ nên nguy cơ dừng tái đàn là rất cao. Giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 khiến các nhà máy giết mổ, chế biến rơi vào cảnh thiếu hụt nhân công. Giá thành sản phẩm đầu ra giảm mạnh vì khó tiêu thụ, trong khi đó chi phí đầu vào liên tục tăng nhanh. Phương tiện vận chuyển thiếu hụt, phát sinh nhiều thủ tục, chi phí. Hệ thống các chợ đầu mối và chợ truyền thống bị đóng cửa. Nguy cơ lây nhiễm chéo ở các nhân viên trong bộ phận sản xuất là rất cao.
Các nhà máy sản xuất TACN đang bị đội chi phí lên rất nhiều để duy trì vận hành và lưu thông hàng hóa trong thời kỳ giãn cách xã hội kéo dài. Việc tăng giá sản phẩm hay không là một quyết định không hề dễ dàng. Về vấn đề này, Olmix đã cung cấp ra thị trường sản phẩm MFeed+, sản phẩm là giải pháp giúp khách hàng tối ưu công thức nhằm giảm giá thành thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
PHẠM HUỆ
Các chủ đề chính được các diễn giả uy tín mà Olmix mời tới trình bày trong Hội thảo:
1 – Sự biến động của thị trường FMCG trong thời gian gần đây và xu hướng ngành Thực phẩm đóng gói năm 2020 – 2021
Diễn giả: Trần Đặng Phương Vy – Giám đốc Phát triển Kinh doanh Kantar
2 – Một số giải pháp giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong bối cảnh Covid-19
Diễn giả: Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam (AHAV)
3 – Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành chăn nuôi ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội
Diễn giả: Gabor Fluit – Tổng Giám đốc De Heus khu vực châu Á
Độc giả quan tâm có thể theo dõi toàn bộ nội dung buổi Hội thảo tại đường link sau đây: https://www.facebook.com/CtyViphavet/videos/853214568889783
- mfeed li>
- Algimul li>
- Olmix li>
- Olmix Việt Nam li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất