Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh

    Bệnh Marek và Leucosis là hai bệnh sinh khối u ở gia cầm phổ biến nhất; bệnh được tìm thấy trong đàn gà trên toàn thế giới. Hầu hết các khu vực chăn nuôi gia cầm trên thế giới đều nhiễm mầm bệnh, ngoại trừng tại một số khu vực việc kiểm soát virus này được thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ. Mặc dù dấu hiệu lâm sàng không phải luôn luôn rõ ràng trong các đàn gia cầm bị nhiễm bệnh, nhưng các dấu hiệu như giảm tốc độ tăng trưởng và sản lượng trứng là rất quan trọng và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi.

     

    Marek và Leucosis là 2 bệnh điển hình về các bệnh tích sinh khối u. Cả hai bệnh đều đã được chúng tôi đề cập chi tiết ở những phần trước. Trong bài này chúng tôi đề cập tới các phương pháp chẩn đoán, kiểm soát, khống chế dịch và giảm tổn thất kinh tế khi xảy ra bệnh.

     

    Virus Marek và virus Leucosis với những đặc điểm quan trọng

     

    Với virus Marek ta cần chú ý một số đặc điểm sau.

     

    Là một herpes virus. Là một loại ARN virus, có vỏ bọc. Có 3 serotype:

     

    + Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và thay đổi.

     

    + Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.

     

    + Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.

    Virus Leuco

     

    Là một Virus Retroviridae. ARN virus.

     

    Virus Leuco được chia 5 nhóm dựa vào kháng nguyên bề mặt. A, B, C, D và J. Nhóm A,B được tìm thấy chủ yếu ở các nước phương tây. Nhóm J được tìm thấy đầu tiên ở Anh sau đó được tìm thấy trên gà thịt ở nhiều nước trên thế giới là virus cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

     

    Một nhóm thứ 6 (nhóm E) là nhóm nội sinh được tạo ra do sự tích hợp vào AND của tế bào vật chủ.

     

    Tất cả các nhóm gây bệnh đều có biểu hiện hình thành các khối u trên nội tạng đây là một bệnh tích điển hình.

     

    Những biểu hiện bệnh

     

    Cả 2 bệnh đều có dấu hiệu đặc trưng và điển hình là xuất hiện các khối u trên cơ quan nội tạng của gà mắc bệnh. Do vậy việc chẩn đoán phân biệt 2 bệnh là vô cùng quan trọng

     

    Bảng một số dấu hiệu chẩn đoán phân biệt bệnh Leucosis và bệnh Marek

     

    Một số dấu hiệu chẩn đoán phân biệt bệnh Leucosis và bệnh Marek

    Các dấu hiệu chẩn đoán Bệnh Marek Bệnh Leucosis
    Những biểu hiện bên ngoài
    Tuổi thường mắc bệnh 4 – 6 tuần tuổi Sau 16 tuần tuổi
    Tuổi có tỉ lệ chết cao nhất 10 – 20 tuần tuổi Sau 24 tuần tuổi
    Triệu chứng liệt Không
    Biểu hiện ở mắt Dãn đồng tử mắt, có thể bị mù Không
    Các biểu hiện sau mổ khám
    Dây thần kinh ngoại vi Sưng to, điển hình dây thần kinh đùi Không sưng
    Khối u ở túi Fabricius Túi fabricius teo và không hình thành khối u Có hình thành khối u
    Hình thái khối u Khối u có ranh giới với tổ chức bình thường Khối u không có ranh giới rõ ràng với tổ chức còn lại
    Lát cắt khối u Không đồng màu Ướt và đồng màu

     

     

    Những thiệt hại kinh tế do virus gây ra

     

    Cả 2 bệnh đều có những ảnh hưởng lớn tới các trại chăn nuôi và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

     

    Những thiệt hại do marek và leucosis gây ra

      Marek Leucosis
    Phương thức lây truyền Chỉ truyền ngang (từ con ốm sang con khỏe)

    Truyền ngang

    Truyền dọc (mẹ sang con)

    Thiệt hại    Tỷ lệ nhiễm 0 – 60% Tỷ lệ có thể lên tới 100%
    Tỷ lệ chết 40 – 80% có thể lên tới 100% nếu có kế phát Tỷ lệ chết 1 – 2%

    Chết nhiều ở 8 – 17 tuần tuổi

    Sau 17 tuần vẫn còn chết rải rác.

    Chết chủ yếu sau 24 tuần
    Thiệt hại kinh tế lên tới 100%

    Thiệt hại kinh tế >=20%

     

    Một số hình ảnh phân biệt thông qua triệu chứng và bệnh tích

    Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh

    Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh

    Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh

    Kiểm soát bệnh

     

    Bệnh marek

     

    Với bệnh marek chủ yếu được kiểm soát bằng vaccine, cần chủng ngay sau khi nở càng sớm càng tốt, việc chủng ngừa nên được làm trước 24h vì:

     

    – Miễn dịch phải có trước khi nhiễm bệnh, với vaccine Marek cần ít nhất 14 ngày kháng thể mới có khả năng bảo hộ. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu cho thấy bệnh xuất hiện trên gà 3 tuần tuổi nếu không được sử dụng vaccine. Mà bệnh Marek có thời gian ủ bệnh ngắn (2 tuần), bệnh này không lây lan qua gà trứng như vậy virus có thể xâm nhập vào cơ thể gà ngay tuần đầu ngay sau khi nở. Do vậy việc sử dụng vaccine sớm là vô cùng cần thiết.

     

    – Ngoài ra virus Marek luôn tồn tại ngoài môi trường và chúng có thể xâm nhập vào cơ thể gà bất cứ lúc nào. Do vậy việc sử dụng vaccine sớm còn giúp gà có thể tạo miễm dịch cao và có khả năng bảo hộ được tốt hơn (cơ chế chiếm chỗ: nếu virus ngoài môi trường vào trước, sau đó tiêm vaccine thì virus của vaccine không thể tạo miễn dịch hoàn toàn được do vậy tạo ra kháng thể ít và không thể bảo hộ gà trong suốt quá trình nuôi)

     

    Vaccine marek có rất nhiều loại nhưng vaccine nitơ lỏng đang được sử dụng rộng dãi và có hiệu quả cao.

     

    Hiệu giá sử dụng vaccine marek là tỉ lệ bảo hộ của vaccine với toàn đàn khi sử chủng ngừa bằng vaccine.

     

    Bảng hiệu giá bảo hộ của vaccine

    Type

    Hiệu giá bảo hộ
    CVI 988 (Serotype 1) 76%
    SB 1 (Serotype 2) 39%
    HVT (Serotype 3) 32%
    CVI 988 + SB1 67%
    CVI 988 + HVI 73%
    SB1 + HVI 66%
    CVI 988 + SB1 + HVI 79%

     

    Việc sử dụng hiệu quả vaccine không chỉ phụ thuộc vào chủng, công nghệ bào chế, chất lượng vaccine nó còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật tiêm, cách bảo quản và quy trình sử dụng vaccine.

     

    Với bệnh Leucosis việc kiểm soát bằng an toàn sinh học là quan trọng nhất.

     

    Với bệnh Leucosis chủ yếu kiểm soát dịch tễ học, và an toàn sinh học.

     

    – Kiểm soát đàn bố mẹ: Việc kiểm tra kháng thể ở gà bố mẹ là rất cần thiết để kiểm soát vấn đề truyền dọc và đảm bảo đàn gà thương phẩm an toàn và sạch bệnh. Các nhà chọn giống cần loại bỏ những đàn dương tính với virus.

     

    – Kiểm soát lây nhiễm từ môi trường: Cần kiểm soát nghiêm ngặt an toàn sinh học trong trại và việc ra vào trại nhằm loại bỏ việc lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào môi trường trại. Cần chú ý rằng các loài chim hoang dại cũng là nguồn mang mầm bệnh rất nguy hiểm.

     

    Xử lý khi xảy ra bệnh

     

    Đối với cả 2 bệnh, khi đã để xảy ra dịch việc điều trị là không hiệu quả do gia cầm đã bị nhiễm bệnh từ rất sớm mà không hề có các biểu hiện ra bên ngoài, khi xuất hiện các biểu hiện ra bên ngoài và ta phát hiện được gà bị nhiễm bệnh là khi đó bệnh đã rất trầm trọng việc kiểm soát bằng vaccine hay kháng sinh, cũng như nâng cao sức đề kháng là không hiệu quả. Do đó khi gà nhiễm bệnh cần chọn lọc những con nhiễm bệnh và tiến hành loại thải. Đối với gà đẻ cần loại thải ngay vì càng để thiệt hại kinh tế càng lớn, và tránh lây nhiễm sang đời con cháu (bệnh Leucosis).

     

    Do tính chất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn như vậy chúng ta cầ chú ý kiểm soát sao cho không xảy ra dịch. Chẩn đoán đúng để đưa ra những kết luận chính xác và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

     

    VietDVM Team

    Nguồn: vietdvm.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.