Đó là phát biểu của ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà hơn 200.000 con ở Đồng Nai tại hội thảo “an toàn thực phẩm trong ngành chăn nuôi, vai trò quản lý an toàn chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi” do Hội DN HVNCLC, Ban dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập cùng với tổ chức GMP+ International tổ chức sáng 9/11 tại TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, 2 năm trước ông là một trong những nông dân nuôi gà gia công cho một số công ty nước ngoài. Hơn một năm gần đây, ông chuyển sang tham gia chuỗi liên kết với công ty De Heus theo chuỗi liên kết GlobalGap.
“Trước khi tới thăm các trang trại ở Bỉ và Hà Lan, chúng tôi được đưa đến Pháp ở hai ngày, mục đích là để khử trùng sạch sẽ nguồn dịch bệnh từ VN đem qua”, ông Ngọc kể.
Khi tới Hà Lan, những người chăn nuôi truyền thống, quy mô nhỏ lẻ như ông không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến chỉ có 2 vợ chồng chủ trang trại nuôi tới 250 ngàn con gà, trong khi ở VN, ông Ngọc nói ông phải cần tới 30 công nhân, công việc làm thì làm giống nhau.
“Bài học rút ra ở đây là mô hình tổ chức, xây dựng trang trại chuẩn quan trọng hơn đầu tư vốn liếng”, ông đúc kết
Từ rất lâu rồi người chăn nuôi nhỏ lẻ Việt Nam đã không được tiếp cận bức tranh chăn nuôi hiện đại. Như vậy, bản thân ông Ngọc từng nuôi gà 20 năm, nhưng nay cũng thừa nhận “vốn liếng” chỉ là con số 0.
“Đang ở nhà truyền thống, nay ở khách sạn thì phải phá sạch”, ông Ngọc nói đến khi chuyển mô hình đầu tư, nuôi chuẩn GlobalGap.
Như vậy, yêu cầu đầu tiên ở đây là muốn có trang trại tiêu chẩn quốc tế, có sản phẩm sạch thì phải có trang trại đạt chuẩn. Với các nước phát triển, quy chuẩn khoảng cách trạng trại gà dưới 1.000 con phải cách nhau tối thiểu 500 mét, trên 1.000 con phải hơn 1km, trong khi Việt Nam lại quy định chăn nuôi tập trung, nhốt con thú vào 1 khu là đi ngược lại tiêu chuẩn thế giới.
“Bản thân tôi có hai khu nuôi gà, nhưng các chuyên gia của Ngân hàng thế giới chỉ chấp nhận 1 khu làm GlobalGap vì họ cho rằng khu còn lại nằm quá gần các trang trại, không đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học”, ông Ngọc nêu dẫn chứng.
Do lịch sử chăn nuôi nhỏ lẻ, cộng với quan điểm chăn nuôi tập trung của nhà nước, nên nếu chiếu theo tiêu chuẩn khoảng cách của thế giới thì ở Việt Nam không phải nông dân nào áp dụng chăn nuôi GlobalGap cũng được. Muốn có vùng chăn nuôi an toàn thì vùng đó phải không có nhà máy, không có tác động từ con người hay các trang trại gần nhau.
Ngoài ra, để có sản phẩm thịt sạch thì cũng cần đáp ứng các điều kiện: con giống, thức ăn, trang trại và nhà máy giết mổ phải đạt GlobalGap. Do đó, theo ông Nguyễn Văn Ngọc, thời gian qua việc chính quyền TP.HCM quy định sản phẩm chăn nuôi muốn đưa vào TP tiêu thụ phải đeo vòng truy xuất nguồn gốc là không khả thi.
“Làm một vùng nuôi gà an toàn chuẩn GlobalGap mất ít nhất 18 tháng mới cấp chứng nhận, tôi đã xin rút xuống một năm nhưng các chuyên gia yêu cầu phải huy động tổng lực nhân công mới có thể hoàn thiện được. Như vậy thì việc chính quyền TP.HCM đùng một cái yêu cầu sản phẩm phải đeo vòng, dán tem truy xuất nguồn gốc có khác chi là lừa người tiêu dùng tin rằng đã ăn được thịt sạch trong đề án này”, ông Ngọc quả quyết.
Bảo Ngọc (Theo Báo Thời Đại)
Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
Tin mới nhất
T7,19/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất