[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là thông tin được đưa ra Hội nghị Tổng kết Cục Chăn nuôi năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 tổ chức chiều ngày 25/12 tại Hà Nội.
Về tốc độ tăng trưởng đàn vật nuôi
Theo Cục Chăn nuôi, đàn lợn tiếp tục tăng trưởng tốt cả về quy mô đầu con và sản lượng, vượt so với kế hoạch năm 2018 đề ra, ước tính trong năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017 (kế hoạch năm 2018 là 3,77 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2017).
Tại một số địa phương như Đồng Nai, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam… sau khi phục hồi kể từ đợt khủng hoảng năm 2017, quy mô chăn nuôi lợn đã dịch chuyển sang hướng tập trung công nghiệp, trang trại lớn và hộ chuyên nghiệp (theo số liệu thống kê sơ bộ hiện nay tại tỉnh Đồng Nai có khoảng 94% tổng đàn lợn được nuôi tại trang trại; số liệu trang trại của tỉnh Thái Nguyên là 789, tăng gần 10% so với năm 2017).
Chăn nuôi lợn đã chuyển sang hướng công nghiệp, trại lớn và chuyên nghiệp
Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dự tính cả năm 2018 sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 1.094,8 ngàn tấn, tăng 6,1% so với năm 2017; sản lượng trứng đạt khoảng 11,8 tỷ quả, tăng 11% so với năm 2017.
Sản lượng thịt trâu tăng gần 1% đạt 98,9 ngàn tấn; sản lượng thịt bò tăng 2,0 % đạt 350 ngàn tấn và sữa tươi tăng khoảng 9% đạt gần 960 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2017; tổng đàn dê ước đạt 2,58 triệu con, tăng 25 % so với năm 2017.
Thị trường tiêu thụ và giá một số sản phẩm chăn nuôi chính
Thịt lợn: giá lợn thịt bắt đầu hồi phục từ tháng 4/2018 sau đúng 01 năm xuống thấp (Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 597/TTg-NN ngày 28/4/2017 đưa ra ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp người chăn nuôi lợn ổn định và phát triển sản xuất) giá lợn hơi tiêu chuẩn loại siêu nạc có khối lượng từ 100-120 kg/con đã vượt ngưỡng 30.000 đ/kg và tăng lên 35.000 – 38.000 đ/kg trong tháng 4-5/2018 sau đó tăng cao lên 50.000-53.000 đ/kg trong suốt Quý 3, có thời điểm ở một số vùng giá lợn hơi đã lên đến 55.000 – 58.000 đ/kg, gây tác động lớn đến việc tăng chỉ số CPI, nhất là thời điểm tháng 6 và tháng 7 giá lợn hơi đã tăng trên 8% so với tháng 5 và tác động tới 0,34 % trong hệ số tăng giá giá tiêu dùng mà Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT phải khẩn trương tìm biện pháp kiểm soát giá lợn thịt trong nước.
Cục Chăn nuôi đã tham mưu kịp thời cho Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp giảm giá và tăng nguồn cung lợn thịt ổn định thị trường, trong đó chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra nắm sát nguồn cung và thông tin đầy đủ, kịp thời cho người chăn nuôi, người kinh doanh thực phẩm biết để điều điều chỉnh sản xuất, thị trường, bán lợn đúng tuổi, trách đầu cơ gây khan hiếm nguồn cung cục bộ làm tăng giá ảo trên thị trường. Đặc biệt là việc Bộ trưởng cho họp với 12 doanh nghiệp có thị phần chi phối đến thị trường lợn thịt trong nước thời điểm tháng 8/2018, trong đó đề nghị các doanh nghiệp đồng thuận giảm giá bán và tăng lượng lợn thịt cung ứng cho thị trường nhằm ổn định ngành hàng thịt lợn, hạn chế nguy cơ nhập khẩu ồ ạt lợn thịt vào thị trường nước ta đã được các doanh nghiệp đồng tình và giá lợn thịt từng bước được kiềm chế theo chiều hướng giảm dần kể từ tháng 10 và tháng 11/2018, hiện nay giá lợn hơi xuất chuồng bình quân tại các tỉnh miền Bắc duy trì ở mức từ 44.000-46.000 đg/kg, miền Trung 47.000-48.000 đg/kg, miền Nam 48.000-50.000 đg/kg.
Thịt, trứng gia cầm
Giá thịt gia cầm các loại, nhất là gà công nghiệp lông trắng trong tháng 3 và tháng 4 đã giảm so với tháng 01 và 02/2018 cũng như với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, đối với gà lông màu nuôi thả vườn, thì giá cao hơn so với cùng kỳ 2017, riêng thời điểm tháng 3 đã tăng cao hơn tới 34%. Thời điểm tháng 5/2018 giá gà công nghiệp lông trắng đã tăng trở lại, bình quân dao động quanh mức 32.000-36.000 đg/kg ở miền Bắc và 26.000-29.000 đg/kg ở miền Nam.
Hiện nay, tại miền Nam giá gà lông màu nuôi công nghiệp bình quân dao động từ 40.000-41.000 đg/kg, tại miền Bắc giá bình quân từ 35.000-37.000 đg/kg. Giá gà công nghiệp lông trắng tiếp tục theo xu hướng giảm, bình quân tại miền Nam dao động trong khoảng 23.000-25.000 đg/kg (giá bình quân tháng 10/2018 là 27.000-28.000 đg/kg), còn tại miền Bắc giá bình quân dao động từ 25.000-27.000 đg/kg (so với giá bình quân tháng 10/2018 là 28.000-30.000 đg/kg).
Trong năm 2018, giá trứng gà biến động từ 12.000 đồng/1 chục thời điểm đầu năm lên 15.000-17.000 đồng/1 chục các tháng giữa năm, hiện tại giá bình quân tại miền Bắc dao động từ 16.000-18.000 đg/1 chục, miền Nam giá khoảng 14.500-16.500 đg/1 chục; giá trứng vịt dao động từ 18.000-22.000 đồng/1 chục.
Giá một số sản phẩm khác
Giá sữa tươi ổn định tại miền Bắc từ 12.000-13.000 đg/lít, tại miền Nam bình quân khoảng 14.000 đg/lít; giá thịt bò hơi bình quân dao động từ 60.000-70.000 đg/kg tại cả 2 miền.
Đây là những mức giá sản phẩm chăn nuôi mà người chăn nuôi, doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi đều có lãi và người tiêu dùng thực phẩm trong nước chấp nhận được.
Giá một số nguyên liệu thức ăn chính năm 2018 (đg/kg)
Tính bình quân năm 2018, giá hầu hết giá các nguyên liệu thức ăn đều tăng so với năm 2017, đặc biệt giá của các nguyên liệu sử dụng chính trong khẩu phần như ngô hạt (tăng 28,7%), khô dầu đậu tương (tăng 26,9%), sắn lát (tăng 37,6%) axit amin tổng hợp (Methionine tăng 16,7%, Lysin tăng 35,8%). Giá nguyên liệu thức ăn tăng chủ yếu là do giá nguyên liệu trên thế giới tăng.
Nhằm trách tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng giá sản phẩm chăn nuôi tăng và giá nguyên liệu tăng để ồ ạt tăng giá thức ăn chăn nuôi thánh phẩm, gây bất ổn thị trường, Cục Chăn nuôi đã có nhiều văn bản chị đạo các địa phương, doanh nghiệp và tham mưu để Bộ trưởng chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh tăng cường tuyên truyền, kiểm tra hạn chế thấp nhất việc tăng giá đầu vào sản xuất chăn nuôi, nhất là mặt hàng TACN nên về cơ bản giá TACN thành phẩm đã được kiểm soát tốt, góp phần ổn định nhanh tình hình thị trường và sản xuất chăn nuôi, cụ thể giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt giai đoạn xuất chuồng và cho lợn thịt giai đoạn vỗ béo (từ 60 kg đến xuất chuồng) của các tháng trong năm 2018 chỉ tăng so với cùng kỳ năm 2017 từ 4% đến 11,5% đối với gà thịt, từ 7,1% đến 13,6% đối với lợn thịt (trong khi bình quân giá lợn thịt năm 2018 cao hơn năm 2017 từ 50-70%).
Xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi
Tính đến 1/10/2018, cả nước nhập khẩu 18 triệu tấn nguyên liệu TĂCN
Về nhập khẩu: ước tính năm 2018 cả nước nhập khẩu khoảng 500 triệu USD giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi, trong đó có: lợn giống, gia cầm giống, thịt các loại, trâu bò sống (giảm 12,3% về số lượng nhập so với năm 2017). Ngoài ra, nhập khẩu gần 18 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Về xuất khẩu: năm 2018 cả nước xuất khẩu khoảng 500-550 triệu USD sản phẩm chăn nuôi (gồm thịt lợn sữa và thịt lợn các loại đông lạnh, trứng vịt muối, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa) và khoảng 400-450 triệu USD nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
TÂM AN
Tốc độ tăng trưởng của ngành thời gian qua luôn thuộc nhóm cao trong khu vực nông nghiệp, bình quân duy trì ở mức 5-6%/năm, góp phần giữ mức tăng trưởng chung cho ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và bước đầu có xuất khẩu. Từ năm 2005 đến nay sản lượng thịt các loại tăng trên 3 lần (từ 1,6 triệu tấn lên 5,3 triệu tấn), trứng tăng 3,9 lần (từ 3,0 tỷ quả lên 11,8 tỷ quả), sữa tươi tăng 18,6 lần (từ 51,5 ngàn tấn lên 960 ngàn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 4,8 lần (từ 4,3 triệu tấn lên 21,5 triệu tấn).
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- ngành chăn nuôi 2018 li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất