[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dù đối mặt với nhiều thử thách như giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh phức tạp và các sản phẩm biến động, nhưng ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng. Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam chưa hết những khó khăn, nhưng với tâm thế đổi mới, nỗ lực không ngừng, hy vọng ngành chăn nuôi sẽ có những khởi sắc mới.
Nhìn từ bức tranh chung của nền kinh tế toàn cầu…
Bước sang năm 2023, kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi căng thẳng địa chính trị chưa có hồi kết sẽ tiếp tục tác động đến thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu, trong khi lãi suất tăng cao lại gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của nhiều quốc gia.
Theo đó, Lạm phát toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán lạm phát toàn cầu sẽ đạt 6,5% vào năm2023, giảm từ mức 8,8% vào năm 2022. Lạm phát ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ thấp hơn, dự kiến chỉ ở mức 8,1% vào năm 2023. Lạm phát cao khiến các quốc gia kiên định với chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất tăng lên sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 chậm lại. IMF đã ước tính nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2,7% vào năm 2023, giảm từ mức 3,2% vào năm 2022.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn, ở mức 2,2% trong năm 2023, so với mức 3,1% vào năm 2022. Tuy nhiên, cơ hội phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2023 cũng đã mở ra khi kinh tế Mỹ tăng trở lại sau 2 quý giảm liên tiếp và động thái mở cửa sau 3 năm kiên trì chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc cũng mang lại hy vọng cho quá trình phục hồi toàn cầu.
Tại Mỹ, ngày 22/12/2022, Bộ Thương mại Mỹ công bố nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,2% trong quý III/2022 nhờ chi tiêu dùng và đầu tư tăng hơn hẳn so với dự báo được đưa ra trước đó và dự báo tăng trưởng cả năm 2022 được nâng lên mức 2,9%, cao hơn so với dự báo được đưa ra vào tháng 10 là 2,6%. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 11/2022 giảm cho thấy xu hướng lạm phát tăng chậm lại trong những tháng gần đây. Với những diễn mới của nền kinh tế, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ vào tháng 12/2022 cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Với những chỉ số kinh tế như vậy, kỳ vọng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 bớt khó khăn hơn so với dự báo trước đó và mở ra triển vọng trong năm 2023.
Tại Trung Quốc, sau gần 3 năm phong tỏa, xét nghiệm hàng loạt và đóng cửa biên giới, Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ chính sách “Zero Covid” nghiêm ngặt. Với động thái mở này, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong quý đầu năm 2023 do tình trạng lây nhiễm tăng cao. Tuy nhiên, kinh tế nước này nhiều khả năng sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian còn lại của năm 2023. Động thái mở cửa của Trung Quốc cũng sẽ tạo động lực mới cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Quá trình phục hồi nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tạo động lực cho các nhà xuất khẩu vào nước này. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gỡ bỏ các hạn chế phòng dịch cũng là cơ hội cho nhiều thương hiệu toàn cầu có hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.
Tại châu Âu, các nền kinh tế sẽ đối diện với nhiều vấn đề trong năm 2023, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cao. Giá năng lượng sẽ tiếp tục tác động đến lạm phát tại khu vực. Lạm phát trong năm 2023 sẽ giảm so với năm 2022, nhưng vẫn ở mức cao. ECB đã phát đi thông báo sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ.
Với chính sách này, lãi suất tại khu vực Eurozone nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2023 và tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng của khu vực.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) , kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể diễn ra theo 2 kịch bản: Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6 – 6,2% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022.
Kịch bản 2 được đánh giá khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,5 – 6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn
Đến chăn nuôi Việt Nam 2023 với nhiều thử thách…
Ngành chăn nuôi trong nước sẽ gặp nhiều thử thách trong năm 2023
Theo Cục Chăn nuôi, theo dự báo dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp trong năm 2023, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 trong năm 2022 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi năm 2023.
Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương và đã được khống chế tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.
Song song với việc phải đối mặt với việc ngày càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và Châu Âu xuất vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, xét về mặt thuận lợi, ngành chăn nuôi với dư địa phát triển, tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, địa phương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và thường xuyên có sự phối hợp và thống nhất cao trong chỉ đạo.
Việc chủ động trong kiểm soát dịch bệnh trên người và động vật, chủ động duy trì và phát triển chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi từng bước đi vào ổn định, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm được tăng cường triển khai.
Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 sẽ góp phần tiếp tục phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, có định hướng thị trường, đáp ứng đủ các loại nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu những sản phẩm có tiềm năng như: thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm sữa, mật ong chế biến, thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới (16 FTA đã được ký kết, đang đàm phán 4 FTA và 01 FTA đang được tham vấn, tiến tới đàm phán là VN-UAE FTA); trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương các nước, khối, khu vực trên thế giới nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA, thì hoạt động sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới (hợp tác quốc tế về kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm và vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường).
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi ngày càng tăng, nhất là lĩnh vực giết mổ, chế biến phục vụ xuất khẩu.
Cùng với đó, tỉ lệ những người chăn nuôi chuyên nghiệp ngày càng chiếm đa số trong cơ cấu ngành chăn nuôi của Việt Nam, cũng sẽ khiến cho ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
TÂM AN
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN (THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT): Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Yêu cầu ngành chăn nuôi phải nhìn thẳng vào những điểm nghẽn phát triển như chế biến sâu chưa nhiều, khâu trung gian vẫn chiếm lợi nhuận cao, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu…Đồng thời, ngành chăn nuôi phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng vùng an toàn chăn nuôi để đẩy mạnh xuất khẩu, trước mắt với các sản phẩm như tổ yến sang Trung Quốc. Đồng thời, để đẩy mạnh chế biến sâu, Thứ trưởng Tiến cho rằng cần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, phát triển ngành chăn nuôi trong tình hình mới. Quan trọng nhất là xúc tiến thương mại, thúc đẩy thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đủ năng lực làm theo chuỗi tuần hoàn, kinh tế xanh.
ÔNG DƯƠNG TẤT THẮNG (CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI): Cần giải quyết khâu trung gian
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập trong việc kết nối giữa sản xuất và thị trường, hiện khâu trung gian có nhiều lợi nhuận nhất – đây là bất cập cần phải giải quyết. Nhìn nhận những thách thức trên, trong năm 2022, Cục Chăn nuôi đã tổ chức đẩy mạnh nhiều hoạt động khơi thông thị trường. Đối với chăn nuôi gia cầm, Cục phối hợp, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp rà soát, ổn định quy mô đàn gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu ảnh hưởng đến thị trường, giá sản phẩm gia cầm và thu nhập của người chăn nuôi. Cục Chăn nuôi cũng phối hợp triển khai các giải pháp thúc đẩy nhanh vấn đề khơi thông xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến và các sản phẩm từ yến, sữa và các sản phẩm từ sữa… sang các thị trường tiềm năng, nhất là thị trường Trung Quốc (Trung Quốc đã ký Nghị định thư với Việt Nam về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu của Việt Nam).
Tâm An ghi
Cục Chăn nuôi đặt mục tiêu năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng khoảng 4,5-5,0% so với năm 2022. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,27 triệu tấn, tăng 4,1% (trong đó, sản lượng thịt lợn hơi tăng 4,0%; sản lượng thịt gia cầm tăng 4,8%); sản lượng trứng các loại tăng khoảng 3,8%; sản lượng sữa tăng khoảng 8,0%; sản lượng mật ong tăng khoảng 7,1%; sản lượng tổ yến tăng khoảng 5,6%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 21,0 triệu tấn, tăng 5,0% so với năm 2022. Tỷ lệ bò lai ước đạt từ 65% tổng đàn bò; tỷ lệ lợn nái ngoại 30,0%; tỷ lệ đàn lợn lai và ngoại trong tổng đàn lợn 95,5; khối lượng lợn thịt xuất chuồng đạt khoảng 85-90 kg/con.
- chăn nuôi 2023 li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất