[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiện là một đại dịch trên Thế giới và Việt Nam. Hà Nội không tránh khỏi “đại họa” này vì có tổng đàn lợn lớn 1,87 triệu con (đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Đồng Nai) song phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ chăn nuôi tận dụng (chiếm trên 60 %).
Đến nay sau hơn 4 tháng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền song thiệt hại vẫn là rất lớn. Dịch bệnh đã xảy ra tại 25.977 hộ chăn nuôi (chiếm 32,2 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi)/2.263 thôn, tổ dân phố/445 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, làm mắc bệnh và tiêu hủy 446.762 con (chiếm 23,8 % tổng đàn) với trọng lượng 30.653 tấn.
Bệnh Dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề đến
ngành chăn nuôi của Hà Nội (Ảnh: nhachannuoi.vn)
Uớc tính thiệt hại lên tới cả ngàn tỷ đồng, đặc biệt những nguy cơ ảnh hưởng về an sinh xã hội cũng rất lớn đó là ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành nông nghiệp, giá cả thị trường, công ăn việc làm của người lao động khi đang nuôi lợn làm kinh tế bây giờ không biết làm gì để thay đổi nghề (nhiều gia dình như một nghề truyền thống). Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt thường ngày của người dân, người tiêu dùng hiện đang sử dụng thịt lợn làm món ăn cơ bản hàng ngày (khoảng trên 50 % so với các sản phẩm động vật khác), tới đây sẽ bị hẫng hụt phải sử dụng các loại sản phẩm động vật khác thay thế.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy, dịch bệnh trên đàn vật nuôi khi bùng phát đều xuất phát từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Trong khi đó, các trang trại có quy mô lớn cơ bản vẫn giữ được, nhiều hộ đã đảm bảo tiêu thụ được trong giai đoạn qua, hạn chế tối đa rủi ro, nhiều hộ đến nay vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh do áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bằng biện pháp an toàn sinh học.
Những mô hình chăn nuôi tập trung theo quy trình, an toàn sinh học, công nghệ cao, tự động hóa từ khâu chăm sóc đến khi cho ra thành phẩm đang được phổ biến và nhân rộng trên địa bàn đến nay vẫn đảm bảo an toàn.
Đặc biệt với các hộ chăn nuôi con giống. như các trang trại chăn nuôi thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P, công ty Việt Hưng (Sơn Tây), Hợp tác xã Hòa Mỹ (Ứng Hòa), Hợp tác xã Hoàng Long (Thanh Oai) … vì vậy, để giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh bản thân các chủ hộ phải có biện pháp chủ động, xác định “tự cứu” mình trong việc bảo vệ đàn lợn của chính mình trong giai đoạn hiện nay. Chăn nuôi an toàn sinh học chính là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và phòng bệnh ASF nói riêng.
Lợi ích của chăn nuôi an toàn sinh học, việc đầu tiên là đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển chăn nuôi bền vững. Chủ động được trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật nhất là trong bối cảnh hiện nay do môi trường ô nhiễm nặng, diễn biến dịch bệnh phức tạp, một số dịch bệnh rất dễ bùng phát (như LMLM, Tai xanh, ASF …). Mặt khác, khi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học sức đề kháng của lợn với các mầm bệnh truyền nhiễm sẽ cao hơn. Lợn khỏe mạnh hơn, sức tăng trưởng, tăng trọng tốt hơn. Đảm bảo công tác quản lý, giám sát dễ dàng, giảm thiểu tác động tới môi trường xung quanh, chủ động đối phó với dịch bệnh.
Ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Văn Sửu – Phó chủ tịch UBND Thành phố đi kiểm tra công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quốc Oai
Những nguyên tắc cơ bản người chăn nuôi phải thực hiện khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học đó là:
Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ: Khu vực chăn nuôi cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác. Hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi; trước cổng khu vực chăn nuôi và ở mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; phải thường xuyên, định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi: Thông qua việc cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cho vật nuôi; chuồng nuôi đảm bảo đúng quy cách, mật độ nuôi hợp lý và vật nuôi được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun sán đầy đủ.
Khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ. Phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc, tình trạng bệnh dịch của vật nuôi mới nhập; trước khi nhập vật nuôi phải nuôi cách ly theo quy định. Kiểm soát thức ăn, vật tư và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; kiểm sóat không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ ra vào khu vực chăn nuôi.
Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh,có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định hiện hành.
Trang trại, có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường; Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo sạch, an toàn. Trại phải có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học. Thức ăn dự trữ phải được bảo quản trong kho đảm bảo khô ráo, thoáng, chống được động vật và côn trùng gây hại; không để quá hạn sử dụng.
Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước cho trang trại chăn nuôi lợn. Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn. Có quy trình phòng bệnh, tẩy giun sán phù hợp cho các đối tượng lợn và thực hiện đúng quy trình. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Trại phải có kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại. Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi.
Bên cạnh đó việc tái đàn chăn nuôi hiện cũng cần quan tâm, đối với hộ chăn nuôi hiện đã xảy ra ASF, không nên thực hiện việc tái đàn, thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Tuy thiệt hại lớn về tổng đàn song hiện tại đàn lợn trên địa bàn Hà Nội vẫn còn rất lớn (gần 80 % tổng đàn, khoảng trên 1 triệu con) nên vẫn cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về phòng chống bệnh, đặc biệt sự quyết tâm của người chăn nuôi về áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Như vậy sẽ hạn chế được thiệt hại, duy trì ổn định đàn lợn để nâng cao hiệu quả kinh tế./.
- chăn nuôi an toàn sinh học li>
- an toàn sinh học li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất