Chăn nuôi gia cầm tại xã Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, thị trấn Phồn Xương (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang): Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi gia cầm tại xã Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, thị trấn Phồn Xương (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang): Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi là một ngành sản xuất có từ lâu đời của nông dân Việt Nam. Nó đã được coi là ngành sản xuất mang lại nguồn thu chính giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển song vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt  hiện nay chăn nuôi vẫn đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước phát triển, ô nhiễm môi trường…

     

    Hiện tại, đối với một  số huyện vùng trung du miền núi của Bắc Giang, như Yên Thế, Lục Ngạn..cơ sở vật chất còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và chưa hiệu quả thì chăn nuôi vẫn còn là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân. Trong xu thế hội nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề làm sao để chăn nuôi đem lại hiệu quả cao với người nông dân nói chung và hộ gia đình phụ nữ miền núi nói riêng.

     

    Khác với các loại gia súc khác, gà có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian nuôi ngắn, quay vòng nhanh, vốn đầu tư ban đầu thấp, rất phù hợp với chăn nuôi nông hộ nhỏ, đồng thời tận dụng được lao động nhàn rỗi và tạo công ăn việc làm cho các hộ vùng cao chưa có điều kiện về vốn và kỹ thuật nuôi quy mô lớn.  Đây là những lợi thế cho việc chăn nuôi gà tại địa phương này.

     

    Yên Thế là một huyện miền núi nghèo, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang với diện tích 303 km2, gồm 21 xã và 3 thị trấn, có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao Lan, Hoa, Sán dìu v.v. Điều kiện kinh tế và xã hội còn nhiều khó khăn. Đặc biệt 2 xã Đồng kỳ, Hồng kỳ và thị trần Phồn Xương là nơi có tỷ lệ dân tộc ít người: Tày, Nùng, Sán Dìu .. cao, lực lượng lao động chăn nuôi chiếm đến 70% là phụ nữ và lao động thuần nông là chính, điều kiện kinh tế xã hội và chăm sóc sức khỏe của các hộ gia đình nói chung và phụ nữ nói riêng còn rất nhiều khó khăn.

     

    Với đặc điểm đất đai đa dạng, Yên Thế có thuận lợi về phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Phát triển chăn nuôi gà tại huyện không những  góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn là cơ hội cho các xã miền núi của Yên Thế có thể  phát triển thành vùng chăn nuôi gà theo qui mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hoá..Vì vậy phát triển chăn nuôi gà tại đây theo mô hình khép kín là vấn đề rất cần thiết được quan tâm từ các cấp ban ngành. Hội Nữ Trí thức Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng về tình hình chăn nuôi nói chung của huyện  miền núi Yên Thế, Bắc Giang và của 3 xã: Hồng Kỳ, Đồng Kỳ và Thị trấn Phồn Xương thuộc Yên thế, xác định các khó khăn trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng tại đây và đề xuất ứng dụng  một số giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm giúp cải thiện dinh dưỡng và nâng cao thu nhập, mức sống hộ gia đình phụ nữ.

     

    1. Kết quả khảo sát điều tra huyện Yên Thế

     

    Qua điều tra cho thấy, khó khăn về chăn nuôi của huyện Yên Thế là:

     

    – Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp thiếu hụt và có độ tuổi cao do phần lớn lao động trẻ chuyển dịch sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

     

    – Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trên đàn trâu bò, đã làm giảm số lượng gia súc gia cầm lớn trong thời gian qua.

     

    – Các chuỗi liên kết trong sản xuất đã được hình thành, tuy nhiên số lượng còn hạn chế; một bộ phận nông dân còn chưa chú trọng đến việc thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm …

     

    – Giá cả các loại vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng cao, đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

     

    Về chăn nuôi, thú y: Tổng đàn gia cầm huyện Yên Thế  6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,9 triệu con (trong đó đàn gà 3,8 triệu con); đàn gia súc lớn trâu, bò ước đạt 10.000 con; đàn lợn 70.000 con; đàn dê 9.500 con; sản lượng thịt hơi đạt trên 37.000 tấn, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 6.300 tấn. Huyện đang tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, bệnh Viêm da nổi cục.

     

    2. Kết quả khảo sát điều tra tại xã Đồng Kỳ, Hồng Kỳ và thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế

     

    2.1. Thông tin chung:

     

    Xã Hồng Kỳ có diện tích: 812,84 ha, dân số năm  hơn 4.000 người, bao gồm 10 thôn. Xã  Đồng Kỳ có diện tích: 7,37 km², dân số  hơn 6.000 người bao gồm 10 thôn, thị trấn Phồn Xương có diện tích 8,55 km², dân số năm 2020 là 8.436 người, mật độ dân số đạt 987 người/km² bao gồm 14 tổ dân phố.

     

    3.2. Kết quả khảo sát điều tra

     

    Kết quả điều tra 300 hộ (100 hộ/điểm điều tra) tại xã Đồng Kỳ, Hồng Kỳ và Thị trấn Phồn Xương về hiện trạng tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trình bày ở bảng 1

    Phỏng vấn điều tra các nông hộ phụ nữ

     

    Bảng 1. Tổng hợp kết quả điều tra tình hình chăn nuôi tại 3 địa điểm nghiên cứu

    TT

    Chỉ tiêu

    ĐVT

    Đồng Kỳ

    Phồn Xương

    Hồng Kỳ

    1

    Chăn nuôi bò

    Hộ

    06

    04

    03

    2

    Chăn nuôi trâu

    Hộ

    01

    06

    01

    3

    Chăn nuôi lợn

    Hộ

    24

    28

    30

    4

    Chăn nuôi dê, hươu, thỏ

    Hộ

    01

    0

    26

    5

    Chăn nuôi gà đẻ trứng tiêu dùng HGĐ từ (1-50 con)

    Hộ

    41

    28

    06

    6

    Tổng số hộ nuôi gà thịt trong năm

    Hộ

    99

    93

    72

    Trong đó tại thời điểm điều tra:

    – Chăn nuôi gà  thịt sạch dùng  HGĐ (quy mô 1-49 con)

     

    Hộ

     

    59

     

    64

     

    47

    – Chăn nuôi gà  sạch nuôi thịt (quy mô 50-500 con)

    Hộ

    14

    19

    09

     

    – Chăn nuôi gà  sạch nuôi thịt  cả mục đích kinh doanh (quy mô 500 -1000 con)

    Hộ

    07

    08

    07

    – Chăn nuôi theo hướng công nghiệp  mục đích kinh doanh (1.000-10.000 con)

    Hộ

    15

    02

    09

    7

    Mục đích  chăn nuôi gà

     

     

     

     

     

    – Nuôi đảm bảo dinh dưỡng HGĐ

    %

    100

    92

    53

     

    – Nuôi kinh doanh tăng thu nhập

    %

    22

    10

    16

     

    Tập huấn kỹ thuật

     

    Nhận xét:

     

    Trong 100 hộ được chọn mẫu của một xã/thị trấn để điều tra ngay tại thời điểm phỏng vấn thì tỷ lệ chăn nuôi trâu bò rất thấp. Về Trâu ở Đồng kỳ chỉ có 1 hộ, Phồn xương có 6 hộ và Hồng Kỳ có 1 hộ.  Về chăn nuôi lợn thì xã Hồng kỳ có 30 hộ, TT Phồn Xương có 28 hộ và thấp nhất là Đồng kỳ có 24 hộ.

     

    Riêng về chăn nuôi gà chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể  trong 100 hộ thì tại xã Đồng kỳ có tới 99 hộ nuôi gà sạch thả vườn tự cung tự cấp  (99%) và 41 hộ nuôi gà lấy trứng  tiêu thụ cho gia đình ( 41%), tương ứng với thị trấn Phồn xương, tỷ lệ  nuôi gà thịt  là 93%  xã Hồng Kỳ là 72% . Đối với các hộ nuôi mục đích kinh doanh gà thịt công nghiệp quy mô trên 1000 con thì cao nhất là xã Đồng Kỳ có 15 hộ (15%) tiếp theo là xã Hồng kỳ có 9 hộ (9%) và cuối cùng là thị trấn Phồn xương chỉ có 2 hộ (2%).

     

    Đặc biệt tại đây các hộ nuôi giống đặc sản có thu nhập khá (nuôi Hươu, thỏ, gà Chọi, gà Hồ to con, bán được giá cao hơn…). Một số hộ nuôi quy mô lớn như  chị Nguyễn Thị Hương Giang ở  thôn Đồng Nhân, TT Phồn Xương nuôi tận 10.000 con gà sạch chăn thả, cung cấp 2,5 tấn thịt gà 1 năm, giá bán 55.000đ/1 kg  lãi 55 triệu đồng/năm mà chủ yếu thu được từ bán 10 tấn phân/năm giá 1000 đ/1 kg; hoặc chị Nông Thị Nga, Trại Đảng xã Đồng Kỳ, mố mỗinăm thu 2,4 tấn lãi được 50 triệu/12 tháng cùng thu nhiều từ bán phân …

     

    Về gà nuôi công nghiệp có hộ chị Lê Thị Quy, Trai Nhất xã Hồng kỳ nuôi 1000 con gà công nghiệp  có 2 lứa/năm, thu 5 tấn gà nhưng bị lỗ vì giá bán gà  lúc này rất thấp (50.000đ/1 kg) trong khi giá thức ăn công nghiệp tăng cao. Tuy nhiên một số hộ nuôi kết hợp với các con đặc sản như hộ chị Trần Thị Hằng-Trại Quân, xã Đồng Kỳ nuôi  chỉ có 70 con gà Chọi giá bán 70.000đ/kg; chị Hoàng Thị Hà ở thôn Cống huyện-Xã Đồng Kỳ nuôi 1500 con gà chọi, thu 5 tấn gà thịt/1 năm (3,2 kg/con) giá bán 60.000đ/1 kg  nên vẫn có lãi.

     

    Về nguồn thức ăn chăn nuôi: Khảo sát giai đoạn này cho thấy: Các hộ  nuôi  trâu bò, lợn sử dụng thức ăn phụ phẩm nông nghiệp và rau là chính nhưng nếu  nuôi gà để mục địch kinh doanh phải dùng cám công nghiệp thì bị lỗ năng vì chi phí  cao thức ăn, chi phí vật tư lớn mà không bán được hoặc bán giá thấp. Riêng các hộ nuôi gà tận dung, không tính công, không hạch toán được lỗ lãi, nhưng  đó là nguồn thực phẩm hàng ngày cho gia đình…

    Hội thảo khoa học

     

    Bảng 2. Xu hướng chăn nuôi và xử lý môi trường

    Tên địa điểm nghiên cứu

    Ý định chăn nuôi sắp tới

    Xử lý môi trường

    Giữ nguyên

    Giảm

    Mở rộng quy mô

    Biogas

    Chế phầm SH

    Bán phân tươi

    Không xử lý, thải trực tiếp ra môi trường

    Đồng Kỳ

    81

    5

     

    13

    68

    11

    05

    04

    11

    Phồn xương

    79

    06

    08

    73

    9

    01

    03

    07

    Hồng kỳ

    69

    13

    10

    62

    12

    05

    05

    08

     

    Kết quả ở bảng 2 nhận thấy: Trong số 100 hộ khảo sát tại mỗi địa điểm có từ 69-81 hộ sẽ giữ nguyên quy mô không tăng đàn, có 5-13 hộ giảm quy mô hoặc bỏ không nuôi và có 8-13 hộ muốn mở rộng sản xuất tăng quy mô.

     

    a. Nguyên nhân

     

    – Dịch bệnh luôn diễn ra thất thường gây khó khăn cho chăn nuôi nông hộ

    – Giá cả thức ăn, luôn biến động tăng cao, giá bán thấp, không ổn định và phụ thuộc và thương lái, nên lỗ

    – Thiếu vốn để đầu tư hoàn chỉnh chuồng trại, thiết bị nuôi

    – Hạn chế khả năng ứng dụng kỹ thuật cao,ứng phó với những diễn biến bất thường trong chăn nuôi

    – Chưa có kỹ năng ghi chép sổ sách hạch toán lỗ lãi trong chăn nuôi mà chủ yếu vẫn nuôi có tính chất tận dụng lao động, chuồng trại có sẵn đơn sơ, thức ăn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp

     

    b. Về xử lý môi trường chăn nuôi

     

    Tại vùng này chăn nuôi gà đồi, gà thả vườn có nhiều loại và trồng cây ăn quả như cam, bưởi, mít, nhãn, vải, na; và với vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm đúng mức. Kết quả cho thấy: 62-73% các hộ có dùng phân gia súc, gia cầm để ủ, rồi bón cho cây, ruộng, rau và bán. Các hộ bán phân có lãi thường là những hộ  quy mô nuôi lớn; 11-12% dùng hầm biogas để sử dụng điện, dùng nước bón cho cây, bón ruộng của gia đình. Trong đó có 7-11% hộ không xử lý phân mà trực tiếp thải ra môi trường. Trong số này chủ yếu các hộ nuôi ít, chỉ 1-20 con gà, không nuôi lợn và trâu bò

     

    Gà  được giết mổ tự phát, thủ công tùy theo điều kiện các nông hộ, chất thải không được quản lý chặt nên đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh và thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuồng trại nuôi đơn giản chủ yếu là tre, gỗ…. sẵn có ở địa phương, phương thức nuôi tự do, tự phát, ít kinh nghiệm.

     

    Tóm lại: Qua khảo sát thực tế  300 hộ tại 3 điểm triển khai nhiệm vụ cho thấy:  Thu nhập chăn nuôi nói chung và gà nói riêng còn thấp, hầu như chỉ dùng cho gia đình và vì giá sản phẩm  bán không ổn định. Ngoài tiêu thụ cho gia đình thì bán sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, các hội nghị đám cưới ở địa phương, và  phụ thuộc vào nhu cầu thị trường nên bao tiêu sản phẩm thiếu ổn định bền vững.. Sản phẩm chăn nuôi chưa thành hàng hóa và  chưa phải thu nhập chính cho các hộ phụ nữ tại đây mặc dù Yên Thế rất có tiềm năng về lao động, kinh nghiệm, điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi gà.

     

    3. Một số giải pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

     

    Trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều tiềm ẩn rủi ro do dịch bệnh, việc ứng dụng chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH) là giải pháp hữu hiệu giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

     

    Mặt khác, chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, gà rất dễ bị bệnh về đường hô hấp, đường ruột, tăng trọng thấp… Do vậy, nếu tuân thủ theo quy trình chăn nuôi ATSH thì vật nuôi có sức đề kháng tốt hơn, giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

     

    Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, bảo đảm cho đàn gia cầm được hoàn toàn khỏe mạnh, không bị dịch bệnh.

     

    Ngoài việc cung cấp thực phẩm tại chỗ cho gia đình, muốn tăng thu nhập chăn nuôi hộ gia đình phụ nữ vùng núi như Yên Thế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học bao gồm các giải pháp đồng bộ về giống; chuồng trại; thức ăn, nước uống; chăm sóc nuôi dưỡng;vệ sinh phòng bệnh như sau:

     

    a. Giải pháp về con giống

     

    – Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có khuyết tật

    – Chỉ mua con giống ở các cơ sở chăn nuôi không có dịch bệnh, giống mới mua về phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 1 tuần.      

     

    b. Giải pháp về chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

     

     Chuồng trại phải thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh tác động mạnh.

    – Nuôi gia cầm trong nông hộ cần có chuồng, xung quanh vườn phải có hàng rào bao quanh; không được thả rông.

    – Chuồng nuôi phải cách ly với nhà ở, không nhốt chung gia cầm trong khu chuồng nuôi trâu, bò, lợn và không nuôi chung các loại gia cầm với nhau.

    – Trước chuồng nuôi có khay hoặc hố sát trùng.

    – Không để các phương tiện đi lại (xe máy, xe đạp…) cạnh chuồng nuôi

    – Cần có đầy đủ máng ăn, máng uống. Nếu nuôi sinh sản phải bố trí chỗ đẻ và ổ đẻ cho phù hợp với từng giống gia cầm nuôi.

     

    c. Giải pháp về thức ăn, nước uống

     

    – Nuôi gia cầm nhốt hoàn toàn hoặc vừa nhốt vừa thả đều phải cho ăn thức ăn tinh hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của loại giống, lứa tuổi.

    – Không cho gia cầm ăn thức ăn mốc, thiu hoặc thức ăn có nguồn gốc  từ vùng đang bị dịch bệnh.

    – Không dùng thức ăn quá hạn sử dụng.

    – Không để đàn gia cầm uống nước bẩn

     

    d. Giải pháp về chăm sóc nuôi dưỡng

     

    Đối với gia cầm giai đoạn “úm” là rất quan trọng (giai đoạn “úm”: tính từ khi gia cầm nở đến khoảng 15-20 ngày) vì vậy cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt.

     

    + Về nhiệt độ: Phải đủ ấm; trong 3 ngày đầu nhiệt độ trong quây từ 30-350C, những ngày sau nhiệt độ giảm mỗi ngày 10C cho đến khi nhiệt độ đạt 20-250C. Hoặc có thể quan sát sự phân tán đàn gia cầm trong quây để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

     

    + Về ăn, uống: Cho gia cầm ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng: phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi của từng đối tượng và phương thức, mục đích chăn nuôi gia cầm.

     

    – Sau 2 tuần nếu thời tiết ấm có thể thả gia cầm ra vườn, ra ao(nếu nuôi theo hình thức chăn thả) có hàng rào bao quanh.

     

    – Hàng ngày vệ sinh sát trùng máng ăn, máng uống sạch sẽ.

     

    – Trước khi vào khu vực nuôi gia cầm người chăn nuôi phải rửa tay chân sạch sẽ và mặc quần áo bảo hộ

     

    e. Giải pháp về vệ sinh phòng bệnh

     

    – Hạn chế người và động vật ra vào khu chăn nuôi, dùng lưới ngăn không cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã.

    – Định kỳ phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi.

    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh cho gia cầm theo quy định (đặc biệt cần phải tiêm phòng triệt để vắc xin Cúm gia cầm).

    – Sau khi xuất bán gia cầm, cần vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, khu vực chăn nuôi, vườn chăn thả.

    – Thu gom phân đánh đống ủ kỹ (từ 15-30 ngày) để tiêu diệt mầm bệnh.

    – Để trống chuồng ít nhất 15 ngày trước khi đưa đàn gà mới vào nuôi. Nếu bị dịch bệnh thì phải để trống chuồng ít nhất 3 tháng.

     

    f. Giải pháp về Thực hiện “5 không”:

     

    – Không chăn thả rông gia cầm;

    – Không mua, bán gia cầm bị bệnh;

    – Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc;

    – Không giấu dịch.

    – Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

     

    Kinh nghiệm và bài học được rút ra là:

     

    1.Chăn nuôi gà theo phương thức truyền thống, tận dụng, quy mô nhỏ sẽ hiệu quả và thu nhập thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

     

    2. Để nâng cao thu nhập và hiệu quả chăn nuôi gà, song song với áp dụng chăn nuôi gà an toàn sinh học, đặc biệt cần phải  tăng cường đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông hộ gia đình phụ nữ thiểu số khu vực miền núi

     

    3.Nên lồng ghép hoạt động xây dựng mô hình đồng thời việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới với các hoạt động khác như tập huấn, cầm tay chỉ việc tại địa phương mới nhanh đạt được kết quả như mong muốn.

     

    4.Cần xây dựng và đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các hộ để thành lập HTX chăn nuôi gà và tiêu thụ sản phẩm./.

     

    Lê Thị Thuý1, Lê Thị Hợp1, Trần Thị Cương1,

    Lê Thị Hồng Thảo1, Đào Thị Vi Phương2,

    Nguyễn Thị Dự1, Phạm Thị Mỵ1, Nguyễn Thị Thanh2

     

    1Hội Nữ trí thức Việt Nam; 2Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.