[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi xu hướng tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới dần ưa chuộng sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm được đối xử nhân đạo; thì tại Việt Nam, người tiêu dùng trong nước chưa quan tâm nhiều. Chưa có thống kê chính xác nhưng theo đại diện một số siêu thị có nhận bán các sản phẩm này, mức tiêu thụ sản phẩm không cao. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, điều người tiêu dùng quan tâm nhất vẫn là giá cả…
Chăn thả tự nhiên
Trong trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) có hai trại nuôi gà và vịt đạt tiêu chuẩn hữu cơ của châu Âu. Theo tiêu chuẩn này, gia cầm được nuôi thuận theo bản năng và được đối xử nhân đạo. Những con gà, vịt sẽ có “sân chơi” ngoài trời để có thể tung tăng “chơi đùa”. Nếu như khu nuôi vịt có thêm ao lớn để bơi lội, thì khu nuôi gà có thêm cây sào để gà bay lên đậu…
Theo ông Phạm Hữu Thời, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Nhất Thống (thương hiệu Everyday Organic), hiện trang trại nuôi hơn 1.000 con gà và 300 con vịt, trung bình mỗi con có 4m2 để vui chơi. “Chăn thả tự nhiên rất khó vì phải giữ cho môi trường an toàn, hạn chế tối thiểu dịch bệnh. Phải làm trại ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, cách xa khu vực có môi trường bị ô nhiễm và phải có vùng đệm, hàng rào ngăn cách với bên ngoài. Chuồng nuôi phải được thiết kế thông gió tốt, bảo đảm lưu thông không khí và có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên, thuận lợi trong việc cho ăn, uống, vận động; đồng thời bảo đảm ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè”, ông Phạm Hữu Thời cho biết. Một yếu tố khá khó khăn khác là gia cầm thường hay đẻ trứng trên các bãi trấu, bụi cỏ nên việc thu gom trứng phải kỹ càng, tránh làm gia cầm sợ hãi. Mặt khác, chi phí đầu tư cho chăn nuôi nhân đạo cao hơn từ 30%-35% so với chi phí đầu tư chăn nuôi theo kiểu công nghiệp – là nuôi nhốt với chuồng trại đa phần chật hẹp.
Nhờ chăn nuôi tự nhiên, chất lượng thịt, trứng gia cầm ngon hơn thịt, trứng gia cầm chăn nuôi công nghiệp; vì vậy hiện sản phẩm của trang trại Nhất Thống chủ yếu bán cho các nhà hàng, khách sạn tại TPHCM và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, bởi phần lớn du khách đặt yêu cầu chỉ sử dụng trứng, thịt gia cầm được nuôi dưỡng nhân đạo. “Tuy thị trường còn nhỏ hẹp và chi phí đầu tư cao nhưng với giá bán cao hơn giá bán trứng gà, vịt thông thường khoảng 30% nên vẫn có lời. Với xu hướng tiêu dùng ngày càng ưu chuộng sản phẩm gia cầm, gia súc được đối xử nhân đạo như hiện nay, đơn vị đã chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất để có thể mở rộng quy mô chăn nuôi lên đến 10.000 con gà. Không chỉ có gà, vịt, trang trại còn nuôi heo, bò, dê theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo được đối xử nhân đạo tại các tỉnh Đắk Lắk và Hậu Giang”, ông Phạm Hữu Thời chia sẻ.
Công ty cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Vfood) đã thành công trong thực hiện mô hình chăn nuôi gà đạt chuẩn nhân đạo và được Hội Nhân đạo Quốc tế (Humane Society International – HSI) cấp chứng chỉ công nhận. Tâm huyết với chăn nuôi theo mô hình nhân đạo đối với gia súc, gia cầm, ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Vfood, cho biết, hơn 3 năm trước, doanh nghiệp đã được HSI đến tư vấn, hướng dẫn cách chăn nuôi này. Lúc đầu, đơn vị tìm hiểu và biết chăn nuôi theo mô hình nhân đạo với súc vật tốn rất nhiều chi phí mà thị trường lại còn nhỏ nên đã đắn đo; nhưng khi được HSI thông tin, giúp đi thực tế tìm hiểu thị trường và nhận thấy có nhiều khách sạn, nhà hàng, công ty sản xuất bánh, kẹo, chế biến lương thực, thực phẩm bắt buộc phải sử dụng sản phẩm từ gia súc, gia cầm được chăn nuôi nhân đạo theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời xu hướng này cũng đang được mở rộng trên toàn cầu, Vfood đã quyết định phát triển mô hình nuôi gà mái đẻ trứng theo tự nhiên, không nuôi trong những lồng nhốt chật hẹp.
Thị trường đang mở rộng
Trong khi xu hướng tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới dần ưa chuộng sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm được đối xử nhân đạo thì tại Việt Nam, người tiêu dùng trong nước chưa quan tâm nhiều. Chưa có thống kê chính xác nhưng theo đại diện một số siêu thị có nhận bán các sản phẩm này, mức tiêu thụ sản phẩm không cao. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, điều người tiêu dùng quan tâm nhất vẫn là giá cả…
“Ngoài yêu cầu về một môi trường nuôi tự nhiên, không ô nhiễm, còn có thêm một tiêu chí khác là không được gần các trang trại khác để tránh súc vật bị lây bệnh. Đặc biệt, thức ăn chăn nuôi phải không có xương từ động vật có vú; thuốc kháng sinh cũng phải là thuốc được sản xuất theo tiêu chí riêng. Do tại Việt Nam chưa sản xuất thức ăn và thuốc theo tiêu chuẩn như vậy nên Vfood phải tìm những nhà sản xuất để đặt hàng sản xuất riêng”, ông Trương Chí Thiện nói. Mất 1 năm chuẩn bị và 1 năm nuôi, Vfood vừa cho ra lô trứng gà nhân đạo đầu tiên. Trang trại gà của Vfood nằm ở Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) với tổng đàn 6.000 con gà mái, ước tính hàng năm cung cấp khoảng 1,5 triệu quả trứng. Nhãn hàng trứng gà nhân đạo của Vfood đã lên kệ tại các chuỗi siêu thị, khách sạn tại TPHCM như Co.opmart, MM Mega Market, Annam Naman, khách sạn Sofitel…
Tuy nhiên, trên thực tế cũng đang có sự thay đổi. Bà Lê Thị Hằng, Quản lý Chương trình Phúc lợi Động vật Trang trại của tổ chức HSI tại Việt Nam, đánh giá, sau một thời gian truyền tải thông điệp, nhiều công ty chăn nuôi đã và đang xem xét, cân nhắc lại mô hình chăn nuôi. Tất cả những doanh nghiệp này đều được HSI cam kết đồng hành; đồng thời đảm bảo những doanh nghiệp tiên phong trong xu hướng này sẽ có các công cụ và kỹ thuật cần thiết trong quá trình chuyển đổi – bao gồm sẽ được tham quan học hỏi các mô hình tiên tiến, tư vấn, kết nối với chuyên gia. Hiện, tổ chức cũng đang triển khai mô hình chăn nuôi nhân đạo với heo, bò tại các trang trại phía Bắc từ đơn đặt hàng của các doanh nghiệp chế biến.
Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ NN&PTNT, cho hay, hiện nay một số quốc gia muốn xuất khẩu được sản phẩm từ động vật phải có chứng nhận đối xử nhân đạo với động vật. Trước xu hướng này, trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, Bộ NN&PTNT đã đặt mục tiêu sẽ có khoảng 20% gà được chăn nuôi nhân đạo. Ngoài ra, heo cũng đang được xem xét đưa vào chăn nuôi theo tiêu chuẩn này. Về phần mình, doanh nghiệp phải chủ động liên kết với các trang trại lớn để chuyển đổi dần sang mô hình chăn nuôi nhân đạo với động vật, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
THANH HẢI
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI VẬT NUÔI
Căn cứ Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Căn cứ Điều 70 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Căn cứ Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
- Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Căn cứ Điều 72 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác
- Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 của Luật này.
- Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
- chăn nuôi nhân đạo li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất