[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2023, phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn Hà Nội gặp không ít khó khăn thách thức do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, khi 5 huyện có số lượng chăn nuôi lớn đã có lộ trình lên quận, điều tất yếu phải giảm mật độ chăn nuôi. Bên cạnh đó, diễn biến thị trường thức ăn chăn nuôi trên thế giới, trong nước biến động khó lường; các bệnh mới, chủng mới xuất hiện đều trực tiếp ảnh hưởng…
Đó là thông tin được ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác chăn nuôi, thú y năm 2022; triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023, vừa diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10/1/2023.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Chăn nuôi Hà Nội năm 2022 tiếp tục tăng trưởng
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, năm 2022, mặc dù gặp nhiều bất lợi như: thời tiết, tình hình khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp; dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng; giá thức ăn chăn nuôi tăng 17 lần, nhưng ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn tăng trưởng, đặc biết chất lượng đàn gia súc gia cầm được cải thiện đáng kể. Cụ thể như sau:
Tính đến thời điểm tháng 12/2022 số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố như sau: Đàn trâu, bò: 167.176 con; đàn lợn: 1.644.466 con, đứng thứ 2 cả nước; đàn gia cầm: 42.224.271 con, đứng số 1 cả nước; đàn chó mèo: 438.390 con, đứng thứ 2 cả nước sau Nghệ An.
Toàn thành phố có 1.058 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó 25 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, 1.033 cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc. Số cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn là 646 cơ sở giảm 6,6 % so với năm 2021 (692 cơ sở); 730 cơ sở, điểm, hộ giết mổ; có 129 kho bảo quản sản phẩm động vật làm thực phẩm; 390 cơ sở số cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; 112 cơ sở khám chữa bệnh động vật.
Sản lượng thịt 12 tháng như sau: thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 1.965 tấn, tăng 5,02%; thịt bò đạt 10.580 tấn, giảm 0,19%; thịt lợn hơi xuất chuồng 12 tháng đạt 236,5 nghìn tấn, tăng 3,59%; thịt gia cầm xuất chuồng 12 tháng đạt 161,3 nghìn tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng trứng gia cầm đạt 2.713 triệu quả, tăng 5,81%.
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một số ổ dịch xảy ra từ đầu năm 2022 nhỏ lẻ, được phát hiện sớm, báo cáo kịp thời và xử lý nhanh gọn không để lây lan.
Đối với bệnh DTLCP: Phát sinh tiêu hủy tại 01 hộ cũ của xã Đông Sơn – huyện Chương Mỹ và phát sinh mới tại 02 hộ/02 thôn/02 xã/02 huyện (Hoài Đức, Thường Tín).
Bệnh Dại động vật: có 01 trường hợp (tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) bị chó nhà cắn và được tiêm kháng huyết thanh kịp thời; 01 trường hợp (tại xã Vạn Yên, huyện Mê Linh) chết và có dương tính với vi rút Dại; 01 trường hợp làm nghề buôn bán chó và bị chó cắn không đi tiêm phòng, tử vong.
Bệnh cúm gia cầm: Đã xảy ra tại 09 hộ/07 thôn/04 xã/03 huyện (Ba Vì, Phúc Thọ, Phú Xuyên). Tổng số gia cầm tiêu hủy là 16.379 con gia cầm. Các ổ dịch Cúm gia cầm hầu hết đều xảy ra trên đàn gia cầm thương phẩm, trong đó tổng đàn gia cầm thương phẩm trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ lệ cao (gần 60% tổng đàn), các ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đầu năm đến nay đều là chủng vi rút Cúm A/H5N6.
Bệnh LMLM: Phát sinh phường Long Biên, quận Long Biên..
Đối với các bệnh thông thường xảy ra với tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao; Đàn trâu bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 5,02%. Tỷ lệ chết/ốm chiếm 1,01%. Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa và các bệnh khác do thời tiết. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 6,9%. Tỷ lệ chết/ốm chiếm 5,71%. Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 1,47%, Tỷ lệ chết/ốm chiếm 9,19%.
Đóng góp lớn Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Lực lượng Thú y Hà Nội tiêm phòng cho đàn gia cầm
Có được những thành tích đó, ngoài sự quan tâm của lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người chăn nuôi, phải kể đến sự cố gắng của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội.
Đó là do Chi cục dã làm tốt công tác tham mưu và triển khai các chính sách phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra.
Chi cục đã tham mưu để Thành phố Ban hành các chính sách, kế hoạch phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh dài hạn giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một số ổ dịch xảy ra từ đầu năm 2022 nhỏ lẻ, được phát hiện sớm, báo cáo kịp thời và xử lý nhanh gọn không để lây lan.
Kết quả tiêm phòng các loại vắc xin năm 2022 đều đạt kế hoạch giao. Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, An toàn thực phẩm được triển khai thực hiện có hiệu quả; các chốt Liên ngành thực hiện nghiêm chế độ trực chốt, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm của gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, ngành chăn nuôi thú y Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, việc dự báo tình hình chăn nuôi, đặc biệt việc thực hiện triển khai giảm mật độ chăn nuôi tại các khu vực không được phép chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Giá cả thị trường sản phẩm chăn nuôi, con giống biến động, không ổn định, gây khó khăn lớn cho người chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Thời tiết thay đổi bất thường, nên nguy cơ tái phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên địa bàn Thành phố là rất cao.
Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm còn hạn chế.
Hoạt động buôn bán vật tư nông nghiệp trong đó có thuốc thú y rất đa dạng, nhiều hình thức khác nhau, việc mua bán, trao đổi không thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán mà qua mạng internet, mạng xã hội hoặc qua shiper do vậy rất khó kiểm soát, phát hiện.
Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hiện đang còn nhiều bất cập nhiều tiêu chí khó thực hiện.
Hệ thống thú y có nhiều biến động về tổ chức và nhân sự nên việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn đôi khi còn nhiều bất cập.
Bên cạnh đó, mạng lưới giết mổ đã được phê duyệt, quy định rõ nhưng việc triển khai khó khăn do bất cập về cơ chế chính sách, đất đai, thu hút doanh nghiệp.
Vì vậy, định hướng chăn nuôi Hà Nội thời gian tới sẽ không tăng số lượng mà chỉ tăng chất lượng; chăn nuôi gắn với phát triển du lịch. Quy hoạch theo vùng và công nghệ cao, gắn sơ chế và chế biến sâu; tập trung sản xuất con giống và hợp tác chăn nuôi thương phẩm với các tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng liên kết chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm và để chăn nuôi bền vững cũng như chăn nuôi đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi, chế biến, giết mổ.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ông Tạ Văn Tường cho biết, để khắc phục, hạn chế khó khăn, Hà Nội cần tập trung tư duy chiến lược phát triển chăn nuôi; xây dựng phương án phát triển chăn nuôi theo chiến lược để đưa vào quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Tham mưu đưa vào Luật Thủ đô những điều kiện đặc thù phát triển chăn nuôi. Đồng thời phát triển chăn nuôi sinh thái phối hợp các đơn vị liên quan để phát triển nông nghiệp sinh thái (trồng trọt kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản). Tập trung giải pháp tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị bắt đầu từ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, chế biến trong chăn nuôi.
Cũng trong Hội nghị, nhiều cá nhân, tập thể xuất sắc của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nộiđã được nhận bằng khen của Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Hà Nội…
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Các cá nhân xuất sắc của chi cục nhận bằng khen Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố
Các cá nhân xuất sắc nhận bằng khen của UBND TP Hà Nội
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhận bằng khen của Công an TP. Hà Nội
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
HÀ NGÂN
Hà Nội có 91 trang trại quy mô lớn, 1.387 trang trại quy mô vừa, 5.037 trang trại quy mô nhỏ và 190.608 nông hộ. Tổng số trang trại chăn nuôi thuộc các quy mô lớn, vừa, nhỏ là 6.515 giảm 15,5% so với cùng thời điểm năm 2021 (7.528 trang trại). Chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 59,1% so với tổng đàn gia súc, gia cầm trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội (trâu bò chiếm 76%, lợn chiếm 50,65%, gia cầm chiếm 60,3% tổng đàn).
- Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất