[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành hàng thịt chủ lực và truyền thống lâu đời tại Việt Nam, là thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta. Thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt. Thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi lợn có những biến động mạnh về giá cả, lúc xuống quá thấp, khi lên cao; để ngành thực sự bền vững, lớn, mạnh, đủ sức cạnh tranh và xuất khẩu, ngành cần phải được tổ chức lại.
Phần I. SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THỊT TOÀN CẦU:
Tiếp tục tăng trưởng nhưng nguy cơ dịch bệnh cao
Bảng 1: Sản phẩm chăn nuôi sản xuất và thương mại
(Đơn vị: triệu tấn Carcass)
|
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Tăng giảm |
(%) |
|
|
|
|
(ước) |
2017/2016 |
2018/2017 |
Tổng thịt sản xuất |
320,5 |
327,1 |
330,4 |
336,2 |
1,1 |
1,7 |
– Thịt trâu, bò |
67,6 |
69,7 |
70,8 |
72,1 |
1,7 |
1,8 |
– Thịt gia cầm |
116,9 |
119,2 |
120,5 |
122,5 |
0,9 |
1,6 |
– Thịt lợn |
116,1 |
117,8 |
118,7 |
121,1 |
1,0 |
2,0 |
– Thịt dê cừu |
14.4 |
14,7 |
14,8 |
14,9 |
0,6 |
0,5 |
Tổng thịt thương mại |
29,8 |
31,9 |
32,7 |
33,3 |
1,2 |
1,8 |
– Thịt trâu, bò |
9,2 |
9,7 |
10,2 |
10,6 |
2,2 |
3,9 |
– Thịt gia cầm |
12,2 |
12,7 |
13,1 |
13,3 |
2,0 |
1,9 |
– Thịt lợn |
7,2 |
8,3 |
8,2 |
8,1 |
-0,7 |
-0,9 |
– Thịt dê, cừu |
1,0 |
0,9 |
1,0 |
1,0 |
-0,5 |
1,5 |
Bình quân người/năm (kg) |
43,3 |
43,8 |
43,6 |
43,9 |
-0,5 |
0,6 |
Thịt TM/thịt SX (%) |
9,3 |
9,7 |
9,9 |
9,9 |
2,0 |
0,1 |
Nguồn: FAO
* Sản lượng thịt lợn toàn cầu và hoạt động thương mại ngành hàng thịt nhìn chung vẫn tiếp tục tăng (trừ xuất nhập khẩu thịt lợn giảm – tuy không nhiều)
– Mặc dù từ năm 2016, sản lượng thịt lợn toàn cầu phải nhường vị trí số 1 cho thịt gia cầm nhưng sản xuất thịt lợn vẫn giữ đà tăng trưởng đều hàng năm. FAO đự đoán năm 2018 sản lượng thịt lợn toàn sẽ đạt 121 triệu tấn carcass, tăng 2% so 2017. Các nước tăng khá là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Phillipine, Mexico.
– Do chăn nuôi lợn tại Trung Quốc và Liên bang Nga đang trên đà phục hồi nên xuất nhập khẩu thịt lợn 2018 dự đoán giảm 0,1%.
Chăn nuôi lợn tại Trung Quốc và Liên bang Nga đang trên đà phục hồi
* Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang bùng phát ở nhiều châu lục, đặc biệt ở Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của ngành lợn toàn thế giới và nguy cơ gây khủng hoảng cho ngành THỊT toàn cầu.
Phần II. CHĂN NUÔI LỢN TẠI VIỆT NAM NĂM 2017, 2018
Phát triển thiếu ổn định cả về nguồn cung lẫn giá bán, nguy cơ dịch bệnh cao nhưng đang có nhiều cơ hội.
1. Số liệu thống kê chăn nuôi
Bảng 2: Đầu con và sản phẩm chăn nuôi sản xuất
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
So sánh 2017/2016 (%) |
I. Đàn gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
1. Đàn trâu |
1.000 con |
2.519,4 |
2.491,7 |
-1,1 |
2. Đàn bò |
1.000 con |
5.496,6 |
5.654,9 |
2,9 |
Bò sữa |
1.000 con |
283,0 |
301,6 |
6,6 |
Tỷ lệ bò lai |
% |
58,5 |
60,5 |
3,5 |
3. Đàn lợn |
1.000 con |
29.075,3 |
27.406,7 |
-5,7 |
Đàn lợn nái |
1.000 con |
4.235,4 |
3.989,1 |
-5,8 |
Tỷ lệ nái ngoại |
% |
24,2 |
26,0 |
7,4 |
Đàn lợn thịt xuất chuồng |
1.000 con |
51.115,5 |
49.032,3 |
-4,1 |
Tỷ lệ lợn lai, ngoại |
% |
92,6 |
92,7 |
0,1 |
4. Đàn gia cầm |
Triệu con |
361,7 |
385,5 |
6,6 |
Đàn gà |
Triệu con |
277,2 |
295,2 |
6,5 |
Tổng số gia cầm xuất bán |
Triệu con |
543.9 |
595,0 |
9,4 |
II. Sản phẩm chăn nuôi |
|
|
|
|
1. Thịt hơi các loại |
1.000 tấn |
5.043,5 |
5.204,1 |
3,2 |
Thịt lợn |
1.000 tấn |
3.664,6 |
3.733,3 |
1,9 |
Thịt gia cầm |
1.000 tấn |
961,6 |
1.012,5 |
5,3 |
Thịt trâu |
1.000 tấn |
86,6 |
88,0 |
1,5 |
Thịt bò |
1.000 tấn |
308,6 |
321,7 |
4,2 |
Thịt dê, cừu… |
1.000 tấn |
22,1 |
24,6 |
11,3 |
2. Sản lượng sữa tươi |
1.000 tấn |
795,1 |
881,3 |
10,8 |
3. Trứng các loại |
Triệu quả |
9.446,2 |
10.637,1 |
12,6 |
4. Sản lượng mật ong |
1.000 tấn |
18,0 |
19,5 |
8,3 |
5. Sản lượng kén tằm |
1.000 tấn |
8,0 |
8,7 |
8,7 |
III. Sản lượng thức ăn |
|
|
|
|
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp |
1.000 tấn |
20.150,0 |
19.950,0 |
-1,0 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2. Khủng hoảng giá lợn năm 2017
– Là năm chăn nuôi lợn thua lỗ cực lớn, khủng hoảng về giá xuống quá thấp và kéo dài đã gây thiệt hại khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng. Đây là bài học đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước và cho cả người chăn nuôi lợn; bài học về quy hoạch phát triển, về quan hệ cung cầu, về phát triển thị trường, về tăng trưởng năng suất thay cho tăng trưởng số lượng; về tăng cường giết mổ chế biến và dự trữ đông lạnh, về công tác thống kê …
– Năm 2017, tuy đầu con giảm nhưng sản lượng thịt lợn vẫn tăng 1,9% so với năm 2016 do năng suất tăng.
– Khủng hoảng ngành lợn năm 2017 cũng tạo cơ hội: Nếu kiên quyết tổ chức lại sẽ mở ra thời kỳ phát triển mới, phát triển bền vững cho ngành hàng sản xuất thịt lợn.
3. Kết quả chăn nuôi lợn 2017 tồi tệ nhưng 6 tháng đầu năm 2018 khả quan hơn
– Tổng đàn lợn cả nước năm 2017 là 27,4 triệu con, giảm 5,7 % và tổng số lợn thịt xuất chuồng đạt 49,1 triệu con, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3,74 triệu tấn tăng 1,9% so với năm 2016.
– Tại thời điểm 01/4/2018, tổng đàn lợn giảm khoảng 6,2%, đến tháng 6/2018 tổng đàn lợn giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quý I/2018 đạt khoảng 1.026 nghìn tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ; quý II/2018, sản lượng đạt khoảng 830 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ 2017.
– Từ tháng 4/2018 đến nay giá lợn hơi liên tục tăng và giữ ở mức cao. Nuôi lợn lãi khá, bù được một phần lỗ của năm 2017, NHƯNG GIÁ TĂNG CAO VÀ KÉO DÀI NHƯ HIỆN NAY ĐÁNG LO HƠN MỪNG!
Từ 4/2018 đến nay giá lợn hơi liên tục tăng và giữ ở mức cao nhưng giá tăng cao và kéo dài như hiện nay đáng lo hơn đáng mừng
– Do thiếu nguồn cung thịt lợn và giá cao nên đang có sự dịch chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi khác như thịt gia cầm, trứng, thủy sản (thịt gia cầm tăng 8,36%, trứng gia cầm tăng 12%…) tăng nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu và khó tránh khỏi nhập lậu lợn qua tiểu ngạch.
– Chăn nuôi lợn đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành chuỗi giá trị chăn nuôi.
– Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn, đến năm 2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm xuống còn 3,4 triệu hộ và sau đợt khủng hoảng về giá thịt lợn năm 2017 thì hiện nay số hộ chăn nuôi lợn đã giảm đi nhiều, ước tỉnh chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ.
– Chăn nuôi lợn theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, HTX, tổ hợp tác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Quý I/2018 số lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi (tăng 13,6% so với năm 2017) với tổng đầu con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.
4.Xuất nhập khẩu của ngành lợn
* Nhập khẩu:
– Năm 2017 Việt Nam đã nhập 1.866 con lợn giống (chủ yếu từ Pháp), kim ngạch 2,06 triệu USD; nhập khẩu 33.115 tấn thịt lợn đông lạnh, kim ngạch gần 40,2 triệu USD. Thị trường chủ yếu từ Ba Lan, Tây Ban Nha và Đức.
– 6 tháng đầu năm 2018, đã nhập 19.581 tấn thịt lợn đông lạnh, kim ngạch gần 22,23 triệu USD, giá khá rẻ (Chưa tính thuế là 1,13 USD/kg, tương đương 26.000 đồng). Chủ yếu từ Ba Lan và Tây Ban Nha.
– Thịt lợn và lợn sống vẫn len lỏi nhập lậu vào VN qua tiểu ngạch dọc biên giới. Lợn sống từ Thái Lan qua biên giới Tây Nam với Campuchia; lợn sống, thịt lợn giết mổ và phụ phẩm lợn từ Trung Quốc qua các lối mòn, lối mở, chợ đường biên.
* Xuất khẩu:
– Năm 2017 đã xuất 20.938 tấn thịt lợn sữa đông lạnh, kim ngạch gần 83,3 triệu USD (giảm so với 2016 52,38% về lượng và giảm 8,8% về kim ngạch).
– 6 tháng đầu năm 2018 đã xuất 6.857,57 tấn lợn sữa, kim ngạch 20,75 triệu USD; đêu giảm đáng kể về lượng và về kim ngạch so với cùng kỳ 2017.
– Từ tháng 6-2018, lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đã xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Myanma bằng đường chính ngạch với 01 container, tương đương 26 tấn/tháng.
Phần III. TRIỂN VỌNG NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN NƯỚC TA
I. Cơ hội
1. Sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành hàng thịt chủ lực và truyền thống lâu đời tại Việt Nam, là thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta.
Năm 2016 và năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn và thứ 7 toàn cầu về số lợn giết mổ
Năm 2018, FAO dự đoán Việt Nam tiếp tục chiếm vị trí thứ 6 toàn cầu về sản lượng thịt lợn
Nguồn: FAO
2. Thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt
Tuy tỷ trọng này sẽ giảm dần do đa dạng hóa cơ cấu và chủng loại thực phẩm tiêu dùng, chuyển dịch dần sang mặt hàng thức ăn nguội chế biến sẵn và ăn nhanh. Việt Nam đứng thứ bảy thế giới về tiêu thụ thịt lợn (sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Brazin, Nhật Bản).
Bảng 3. Cơ cấu tiêu thụ thịt
Sản phẩm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
Kế hoạch 2020 |
Kế hoạch 2025 |
Kế hoạch 2030 |
Thịt lợn hơi xuất chuồng |
72,66 |
72,97 |
72,98 |
71,53 |
68 |
62 |
60 |
Thịt gia cầm hơi xuất chuồng |
19,05 |
18,97 |
19,15 |
19,46 |
24 |
28 |
30 |
Thịt trâu, bò dê cừu hơi xuất chuồng |
8,28 |
8,06 |
7,97 |
7,87 |
8 |
10 |
10 |
Nguồn: Cục Chăn nuôi
3. Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn vẫn cao, chủ yếu từ các nước châu Á, năm 2018 các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Philippines, Đài Loan và Liên bang Nga…dự kiến nhập khẩu trên 4 triệu tấn thịt lợn đông lạnh chiếm 50% số lượng thịt lợn thương mại toàn cầu ước tính cho năm 2018. Đây là cơ hội để VN tăng xuất khẩu.
4. Thịt lợn cũng là mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu về lâu dài
Việt Nam đang ở TOP 10 các nước xuất khẩu nhiều thịt lợn của thế giới.
– Lâu nay, chúng ta vẫn xuất được lợn sữa đông lạnh chính ngạch (có lúc cả lợn choai) sang Hong Kong, Malaysia Singapore với trên chục ngàn tấn/năm. Thập niên 80-90 VN xuất thịt lợn mảnh đông lạnh sang Nga và một số nước Đông Âu.
– Tập đoàn Mavin và Công ty Sojitz Nhật Bản đã hợp tác xuất khẩu thịt heo tươi cấp đông Việt Nam sang thị trường Myanmar với khoảng 26 tấn mỗi tháng.
5.Thu hút một số doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành hàng lợn theo hướng công nghệ cao, chuỗi khép kín an toàn, kết nối thị trường phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu:
– Tập doàn MASAN đang đầu tư Nhà máy giết mổ lợn hiện đại, công suất 1,4 triệu con/năm ở Hà Nam. Tỉnh này đã bố trí 50 ha đất để hình thành vùng nguyên liệu 200.000 con/năm; 01 trang trại của Tập đoàn tại Nghệ An cung cấp 200.000 con/năm.
– Công ty cổ phần Biển Đông đầu tư Nhà máy giết mổ công suất 300 con heo/giờ tại Nam Định bằng thiết bị hiện đại của Hàn Quốc, Tập đoàn Deuhes tham gia 35% cổ phần. Tỉnh Nam Định đang chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy.
– Tập đoàn Deuhes đã ký hợp tác liên doanh với Công ty Thực phẩm Vinh Anh xây dựng các chuỗi sản xuất lợn thịt để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thực phẩm Vinh Anh.
– Tập đoàn Hòa Phát dầu tư trên 3000 tỷ đồng cho sản xuất TACN, nuôi lợn và gà.
– Posco Deawoo, Tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực thép, xây dựng Hàn Quốc hợp tác với Tập đoàn Tân Long trong việc cung cấp nguyên liệu TACN, nuôi lợn, chế biến thịt, xuất khẩu tại Việt Nam.
– Tập đoàn Tân Long đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 công ty của Đan Mạch đầu tư công nghệ cao nuôi lợn quy mô lớn và hiện đại tại Việt Nam.
Hiện tại, trang trại chăn nuôi heo của Tân Long đã đạt tới quy mô 350,000 con nái sinh sản với định hướng nâng số lượng heo bán ra thị trường lên tới 1 triệu con thời gian tới. Ngoài thị trường nội địa, Tân Long đang đầu tư xây dựng các trang trại quy mô lớn tại Myanmar, với kế hoạch cung ứng khoảng 100.000 con heo thịt cho thị trường này trong năm 2019.
– Công ty C.P Việt Nam đang thảo luận với Hà Nội và Bắc Giang về địa điểm xây dựng Nhà máy giết mổ lợn. Công ty này cũng đầu tư 1000 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi tại Bình Định (trong đó có Nhà máy TACN. Trang trại lợn và Nhà máy giết mổ).
– Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng nai (DOFICO) và Công ty CP GreenFeed vừa khánh thành Nhà máy giết mổ và sản xuất thực phẩm từ thịt heo đạt tiêu chuẩn Châu Âu, công suất 250.000 đến 300.000 con heo/năm.
– Tập đoàn DABACO đang nhận bàn giao 12 ha đất tại Bắc Ninh để xây dựng Nhà máy giết mổ và chế biến thịt lợn.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký thỏa thuận với tổ chức thú y thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi sản xuất theo chuỗi đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu.
Trước hết sẽ tập trung vào việc nhà nước đồng hành hỗ trợ các DN lớn, các tập đoàn lớn để họ tìm kiếm thị trường, đồng thời trên cơ sở yêu cầu của các tập đoàn để xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến xuất khẩu.
7. Luật Chăn nuôi sẽ đước Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay.
II. Thách thức và một số giải pháp
1. Chăn nuôi lợn cần được tổ chức lại để trở thành ngành hàng lớn, mạnh, đủ sức cạnh tranh và theo hướng xuất khẩu. Rất cần sự quan tâm của Chính phủ, bộ ngành thông qua các cơ chế, chính sách phù hợp.
2. Tập trung phát triển các vùng chăn nuôi lớn, an toàn dịch bệnh, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng công sinh học trong xử lý chất thải và hạn chế ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghiệp 4.0 trong chăn nuôi lợn khi có điều kiện. Phải sản xuất chế biến tiêu thụ và phát triển thị trường theo chuỗi khép kín do doanh nghiệp chủ đạo.
3. Chăn nuôi lợn nông hộ tuy đã giảm nhiều sau khủng hoảng giá năm 2017, cần điều tra lại và có chính sách bổ sung để hỗ trợ chăn nuôi nông hộ tăng quy mô, tham gia các chuỗi, các HTX Chăn nuôi hoặc chuyển sang nghề khác.
4. Tăng cường nguồn lực cho hoạt động thú y trong phòng bệnh, kiểm soát dịch bênh và kiểm dịch thú y. Nâng cao chất lượng đực giống và chất lượng các đàn giống gốc, giống ông bà.
5. Ngành chăn nuôi lợn phải xây dựng lộ trình giảm giá thành thịt lợn thông qua: nâng cao chất lượng đàn giống, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng bệnh hiệu quả, giảm chi phí đầu vào, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín, ứng dụng công nghệ sinh học và đầu tư công nghệ cao…Mục tiêu đến năm 2020, giá thành lợn hơi 28.000 -30.000 đ/kg, đến năm 2025 giá lợn hơi 26.000 – 28.000đ/kg thì mới cạnh tranh được với thịt lợn nhập khẩu.
6. Thực hiện chăn nuôi không dùng kháng sinh. thông qua các giải pháp: vệ sinh tốt, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vác xin, bảo vệ sức khỏe đường ruột, thay thế kháng sinh trong thức ăn bằng các chất kháng khuẩn, sử dụng hỗn hợp axit hữu cơ, các chế phẩm có nguồn gốc thực vật…
7. Có chính sách dự trữ sản phẩm thịt lợn đông lạnh, giúp hỗ trợ bình ổn giá khi cần thiết. Điều tiết hợp lý việc nhập khẩu thịt đông lạnh và kiểm soat chặt chẽ thông qua hàng rào kỹ thuật.
8. Nắm chắc thống kê chăn nuôi để chủ động điều tiết cung cầu thịt lợn. Đẩy mạnh công tác dự báo, thông tin thị trường; khơi thông thị trường xuất khẩu thịt lợn..
9. Chủ động ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) xâm nhiễm theo Công diện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30-8-2018 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT và Công điện khấn số 1194/CĐ-TTg ngày 12-9-2018 của Thủ tướng Chính phủ về Tập trung triển khai các bienj pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
10. Sớm ra đời Hiệp hội ngành hàng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn.
TS Đoàn Xuân Trúc
Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
- giá heo hơi hôm nay li>
- ngành chăn nuôi lợn li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất